Phân tích diễn biến tâm trạng Mị, liên hệ cảnh đợi tàu chị em Liên

ĐỀ 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và liên hệ cảnh đợi tàu của chị em Liên.

Gợi ý làm bài

Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn Tô Hoài

– Vợ chồng A Phủ là kết quả chuyến đi thực tế Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài

– Nhân vật Mị được tập trung khắc họa với sức sống tiềm tàng, sự vận động đi từ bóng tối ra ánh sáng đặc biệt là diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân.

Thân bài:

* Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân.

–  Diễn biến tâm trạng:

+ Mị vốn là một cô gái trẻ trung, chăm chỉ, thổi sáo giỏi, hiếu thảo nhưng vì bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí mà cuộc đời Mị chỉ còn lại những chuỗi ngày buồn khổ, tủi nhục, lầm lũi. Đã từ lâu tâm hồn Mị đã chết theo những công việc tẻ nhạt quanh năm suốt tháng của kiếp ngựa trâu. Tuy nhiên tâm hồn Mị chỉ tam nguội lạnh, chỉ cần một động lực thôi thúc là nó sẽ hồi sinh.

+ Những yếu tố tác động của ngoại cảnh: Thời gian: mùa xuân – mùa tươi đẹp của Hồng Ngài. Trên núi, trên nương, ngoài sân…dấu hiệu của mùa xuân khắp mọi nơi. “Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa”, “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá”…Đặc biệt nhất là tiếng sáo – âm thanh của cuộc sống tự do đã đánh thức tâm hồn Mị “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”.

+ Nhân tố quan trọng: Rượu – rượu khiến Mị tìm lại chính mình của những ngày đã mất. Mị thấy mình còn trẻ, Mị tìm thấy niềm vui sau bao ngày đã mất. Hơi rượu khiến thính giác Mị nhạy hơn để Mị nghe tiếng sáo văng vẳng bên tai, Mị cũng uốn chiếc lá trên môi và thổi lá.

–  Sự đối lập giữa thế giới đã mất và cuộc sống thực tại:Càng sống lại với tuổi trẻ đã mất và những ngày tháng tự do bao nhiêu thị Mị lại càng thấy tủi nhục cho cuộc sống hiện tại làm trâu ngựa cho nhà Thống Lí. Vì thế mà Mị nghĩ đến cái chết khi chẳng còn cách nào khác thoát khỏi sự bó buộc. Mị ước có nắm lá ngón để ăn chứ không buồn nhớ đến nữa vì “nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”.

– Xuất phát từ ý thức trỗi dậy, Mị đã có những hành động quyết liệt: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng…Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách… Mị rút thêm cái áo”

– Ý định giải thoát bị ngăn cản, sức sống vừa trỗi dậy bị đạp đổ: A Sử phát hiện ra ý định của Mị nên hắn trói Mị vào cột nhà suốt đêm. “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”…Mị bị cầm tù thể xác nhưng tâm hồn đã thật sự tự do. Sự hồi sinh của Mị còn biểu hiện rõ ràng ở nỗi đau “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

– Ý thức về nỗi khổ của thân phận và nỗi sợ cái chết: Lúc Mị bàng hoàng tỉnh và vẫn bị trói đứng, Mị đã nghĩ về thân phận người đàn bà có chồng trong gia đình này, nghĩ đến câu chuyện có người vợ bị trói chết ngay trên chiếc cột. Mị sợ chết “Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết” đó là dấu hiệu cho biết Mị còn ham sống.

* Đánh giá chung: Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất trong đêm tình mùa xuân của Mị không thành và sau đó Mị lại tiếp tục sống kiếp tù đày trong một thời gian dài nữa nhưng nó cũng đủ nhận ra Mị còn khao khát sống. Nó sẽ tạo ra những cơn sóng ngầm tuôn trào thành những đợt sóng tiếp theo dữ dội hơn, bằng chứng là hành động cắt dây trói cho A Phủ sau này.

– Nghệ thuật: không quá nhiều sự kiện nhưng Tô Hoài đưa người đọc vào vòng tâm trạng đầy uẩn khúc, lúc mơ hồ, u ám lúc quyết liệt của Mị. Đó là thành công đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

*  Tâm trạng của Liên khi đợi tàu

– Nguyên nhân Liên đợi tàu: Chị em Liên có một gian hàng tạp hóa nhỏ buôn bán trong những ngày tháng khó khăn. Tuy nhiên Liên đợi tàu không phải để bán được hàng mà đợi để muốn nhìn thấy hoạt động cuối cùng của một ngày. Nó xuất phát từ sự khát khao nhìn thấy ánh sáng tương lai của hai chị em.

– Cảnh đợi tàu: An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa”, “An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: – Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.” => Liên và An đợi tàu trong tất cả sự kì vọng có sự háo hức của tuổi thơ và cả niềm mong mỏi của người lớn.

– Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:

+ Chuyến tàu nhắc hai chị em nhớ về một quãng thời gian đã mất, một quãng thời gian còn sung túc bên cha mẹ ở Hà thành “được thưởng thức những món quà ngon lạ”, Liên nhớ về nơi ấy với sự rực rỡ, huyên náo.

+ Đoàn tàu mang đến ánh sáng kì diệu của ngày mai, nó chứa đựng mong muốn và khát vọng được đổi đời, được sống sung túc hơn. “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ”.

+

=> Thạch Lam đã thể hiện niềm trân trọng, thương xót đối với những kiếp người nhỏ bé nghèo nàn tăm tối và buồn chán nơi phố huyện.

* So sánh: Điểm gặp gỡ về tư tưởng nhân đạo của hai tác giả

– Cả hai nhà văn đều thể hiện tấm lòng xót thương, đồng cảm với những con người nhỏ bé, bất hạnh, phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ.

– Cả hai nhà văn đều phát hiện và nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ở những con người bất hạnh, đáng thương: sức sống tiềm tàng mãnh liệt, ước mơ, khao khát thay đổi cuộc sống…

-Tố cáo tội ác của các thế lực thống trị.

Kết bài: khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm và đánh giá về vị trí của hai tác phẩm trong nền văn học Việt Nam.

2/5 - (2 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →