Bộ đề ôn tập kì thi TNTHPT năm 2018 – so sánh Vội vàng và Sóng
Đề số 12
- Phần đọc hiểu (3đ)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
(Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên
Câu 2: Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn thơ trên có đặc điểm gì?
Câu 3: Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Câu 4:
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường
Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ:
Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.
Đoạn thơ trên gợi cho anh chị tình cảm gì của người chiến sĩ giải phóng quân?
Phần II:
Câu 1: Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh chị về đức hi sinh trong xã hội ngày nay.
Câu 2: Cảm nhận của anh chị về hai đoạn thơ:
“ Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng – Xuân Diệu)
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Gợi ý làm bài
Phần I:
Câu 1: Phương thức biểu đạt: biểu cảm, tự sự
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nên ngôn ngữ thơ có tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể.
Câu 3: Biện pháp tu từ: so sánh, tác dụng: nổi bật tư thế hiên ngang của người lính mặc dù đã hi sinh đồng thời thể hiện thái độ cảm phục, yêu mến của tác giả.
Câu 4: Khổ thơ cuối bài là lời tưởng niệm những con người đã ngã xuống vì nghĩa lớn nên giọng thơ cũng chùng xuống. Người chiến sĩ hi sinh nhưng dáng đứng của anh cũng như sự bất khuất của nhân dân miền Nam được lịch sử ghi vào mốc son chói lọi. Anh nằm xuống trên đường băng Tân Sơn Nhất nhưng anh chính là bệ phóng nâng đất nước lên tầm cao mới. Giữa máu lửa của chiến tranh, nhà thơ đã nhìn thấy tương lai đất nước, dân tộc từ dáng đứng kiên cường của người chiến sĩ.
Phần II:
Câu 1: Vấn đề cần nghị luận: đức hi sinh trong cuộc sống ngày nay
- Giải thích: đức hi sinh là hành động đánh đổi điều gì đấy của bản thân cho một điều khác được coi là quý hơn, đáng giá hơn. Sự đánh đổi ấy không phải để phục vụ cho bản thân mình, vì mình mà vì người khác, vì cộng động. Ngày nay, sự hi sinh vẫn âm thầm diễn ra ở mọi ngõ ngách trong cuộc sống.
- Biểu hiện:
+ Trong gia đình: những người mẹ chấp nhận từ bỏ công việc, từ bỏ mọi thứ tự do để chăm sóc con cái; người cha sẵn sàng cắt 1 lá gan của mình để ghép cho con..
+ Ngoài xã hội: Cậu bé Nam đánh đổi cả mạng sống của mình cứu những người đuối nước; cậu học trò dành tất cả thời gian tuổi trẻ để chăm sóc những bệnh nhân ung thư thời kì cuối…
+ Đôi khi hi sinh chỉ là những việc làm nhỏ nhất nhưng đáng trân trọng: các chú công nhân xây cầu ngày đêm thi công để sớm hoàn thành dự án cho người dân sử dụng…
- Bàn luận:Tại sao phải hi sinh:
+ là đức tính quý báu của con người, nó xuất phát từ lòng nhân ái
+ rèn luyện cho con người lòng dũng cảm, biết chấp nhận, biết tha thứ, biết cố gắng bản thân để sống tốt hơn.
+ là thươc đo giá trị nhân phẩm của con người, người biết hi sinh sẽ được mọi người kính trọng, biết ơn…
- Kết luận: bài học về đức hi sinh và giải pháp để phát huy tinh thần này trong cuộc sống ngày nay.
Câu 2:
Mở bài:
- Xuân Diệu là ông hoàng của thơ tình đồng thời cũng là nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông đẹp và lạ bởi những hình ảnh sáng tạo độc đáo và ngôn ngữ điêu luyện, giàu cảm xúc. Vội vàng được trích trong tập Thơ thơ.
- Xuân Quỳnh là nhà thơ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, thơ bà mang tâm hồn người phụ nữ đôn hậu, tha thiết với tình yêu, cuộc đời. Sóng là bài thơ tiêu biểu được in trong tập Hoa dọc chiến hào.
- Cả hai nhà thơ đều bộc lộ quan điểm mới mẻ trong tình yêu
- Trích dẫn hai đoạn thơ
Thân bài:
- Đoạn thơ Vội Vàng
- Khái quát tác phẩm Vội vàng và nội dung đoạn thơ cuối
- Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội. Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục giúp nhà thơ nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến phút cuối cùng.
- “Mùa chưa ngã chiều hôm”, xuân vẫn còn đó, người đang yêu tha thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà XD
bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.
- Điệp từ “ta muốn” tạo thành một cấu trúc câu đều đặn, hối hả như thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ của mình. Hãy làm những điều mà chỉ có tuổi trẻ mới làm được và trước hết là say đắm với thiên nhiên, tình yêu của mùa xuân.
- Thêm vào đó là các động từ chỉ tâm thế: ôm, riết, say, thâu, cắn diễn tả được tình cảm vồ vập và niềm khao khát tận hưởng đến tham lam. Các động từ này có sự tăng tiến rõ rệt trong ước muốn. Ban đầu chỉ là một cái ôm nhẹ nhàng nhưng ôm nào đủ cho sự khát khao, phải riết mạnh thì mới cảm nhận được tình yêu. Khi gần bên, nhà thơ say sưa thâu tóm tất cả vào mình và cuối cùng là hành động mạnh nhất là cắn, như muốn chiếm hữu làm của riêng.
- Những câu thơ tiếp theo, XD sử dụng điệp từ cho kết hợp với tính từ “no nê, chếnh choáng, đã đầy” để khẳng định tâm thế của một con người lúc nào cũng hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống. Không phải chỉ vừa đủ mà để cuộc đời hóa thân thành tâm hồn, tâm hồn thì chan chứa tình yêu. Sự cộng hưởng của điệp từ “và” tạo nên sự rộng lớn, bao quát như chính vòng tay tham lam muốn ôm trọn tất cả của nhà thơ.
- Bài thơ khép lại trong sự hóa thân từ cái tôi cá nhân nhỏ bé thành cái ta chung. Nhà thơ đi từ những khát vọng riêng tư vươn lên thành khát vọng muốn được sông đẹp và cống hiến trọn vẹn với vũ trụ, đất trời. “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào người”, câu thơ mới lạ và táo bạo. Cảm xúc được cụ thể hóa bằng hành động cũng là điều hợp lí trong trái tim của nhà thơ đang yêu điên cuồng.
- kết: khổ thơ cuối của bài khép lại bằng những sáng tạo độc đáo trong cách dùng từ, đặt câu. Nhà thơ bôc lộ quan điểm sống của mình cũng là quan điểm chung của tuổi trẻ: sống là phải biết tận hưởng, yêu đời nhưng cũng phải dâng hiến và trân trọng những điều tốt đẹp mà cuộc đời ban tặng.
- Đoạn thơ Sóng
- Khái quát nội dung:
- “Cuộc đời tuy…bay về xa”: nữ sĩ đã nói lên đươc quy luật bất biến của tạo hóa, cuộc đời thì dài đấy, có ai đi hết được bao giờ. Đời người cũng vậy, 50, 70 năm nói dài thế mà chỉ bằng một cái chớp mắt đã đi hết đoạn đường. “Mây” là hình ảnh ẩn dụ chỉ thời gian tự nhiên cứ trôi mặc kệ con người muốn níu giữ. “Biển kia” là ẩn dụ cho tuổi trẻ với những khao khát cháy bỏng được yêu thương và trường tồn. Biển dù rộng vẫn không tránh được quy luật của thời gian.
- Nhà thơ đứng trước những khao khát hạnh phúc và lo sợ thời gian mất đi, tình yêu không còn nên đã giãi bày khát vọng được hóa thân: “Làm sao…để ngàn năm còn vỗ”.
- Xuân Quỳnh muốn hóa làm trăm con sóng nhỏ để được sóng hòa mình vào biển lớn, mãi vỗ vào bờ đến muôn đời, không bao giờ cách xa bờ như chẳng bao giờ đánh mất tình yêu đẹp trong trái tim mình. “Tan ra” mang ý nghĩa đẹp với sự hào hợp giữa cái tôi và cái ta, yêu nghĩa là gắn bó, chia sẻ, hòa quyện và hi sinh.
- “Ngàn năm còn vỗ” ước vọng thủy chung cho tình yêu vĩnh cửu
- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ nhịp nhàng như những đợt sóng, giọng thơ ngọt ngào, giàu suy tư, chân thành, nhiều hình ảnh ẩn dụ giá trị cao.
- Điểm tương đồng và khác biệt:
- Tương đồng: