Phân tích bi kịch hồn Trương Ba liên hệ Chí Phèo

Đề 5: Phân tích tấn bi kịch của hồn Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba da Hàng thịt – Lưu Quang Vũ, từ đó liên hệ với bi kịch Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao từ đó bình luận quan điểm nghệ thuật vì con người của hai nhà văn.

Gợi ý làm bài:

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ

– Giới thiệu ngắn gọn bi kịch của nhân vật Trương Ba

– Liên hệ đến cách giải quyết tấn bi kịch của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao.

Thân Bài:

  • Tấn bi kịch của Hồn Trương Ba:
  • Tóm tắt tình huống dẫn đến bi kịch: do sự tắc trắc mà Trương Ba bị chết oan, để sửa sai, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt. Sau mấy tháng sống trong thân xác không phải của mình, Trương Ba ngày càng trở nên xa cách với mọi người và căm ghét chính bản thân mình. Để thoát khỏi bi kịch của chính bản thân, cuối cùng hồn Trương Ba cũng lựa chọn được chết để sống trọn vẹn là mình. Đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt nằm ở cuối vở kịch nổi bật với cuộc đối thoại giữa hồn và xác nhằm bộc lộ quan điểm nghệ thuật vì con người của Lưu Quang Vũ.
  • Phân tích tấn bi kịch:
  • Bi kịch sống không được là chính mình trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác:

+ Xác công khai những điều mà hồn cảm thấy được nhưng không dám nói ra: Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa hiền lành, nhẹ nhàng, thương yêu vợ con…mà là con người thô lỗ, vụng về, tàn bạo…điều đó khiến hồn cảm thấy xấu hổ, ti tiện do bị xác chi phối.

+ Hồn Trương Ba rơi vào cảnh đuối lí, đau khổ, tuyệt vọng.

  • Đó là cuộc chất vấn bên trong nội tâm mỗi con người: giữa ước muốn cao quý và những dục vọng thấp hèn; giữa phần người lương thiện với cái ác, giả dối. Từ đó tác giả cảnh báo: khi con người sống với dung tục, rất dễ bị cái dung tục lấn át. Cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu luôn diễn ra ngay trong mỗi con người.
  • Bi kịch bị người thân xa lánh, chối bỏ: tất cả mọi người trong gia đình dù đã cố gắng hiểu nhưng họ không thể chấp nhận một Trương Ba thô kệch, vụng về:

+ Đứa cháu xa lánh, xua đuổi vì nó không chấp nhận một người ông tầm thường, dung tục.

+ Người vợ đau buồn muốn chết, muốn bỏ đi khi chồng mình đang sống trong cái thân xác kẻ khác.

+ cô con dâu càng ngày không thể nhận ra chính người bố chồng mà cô luôn kính yêu…

  • Hồn Trương Ba nhận ra cuộc sống không bằng chết của mình để cuối cùng kiên quyết từ chối đề nghị nhập vào xác cu Tị và được chết.
  • Xây dựng bi kịch trên, tác giả nhằm gủi gắm thông điệp: được sống là điều đáng quý nhưng phải sống thế nào mới là sống có ý nghĩa; nếu sống vay mượn, chấp vá không có sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác thì con người sẽ rơi vào bi kịch.
  • Từ đó, liên hệ tới bi kịch của nhân vật Chí Phèo
  • Bi kịch bị lưu manh hóa

+ Tha hóa về nhân hình: “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm…”=> bộ dạng của một con quỷ

+ Tha hóa về nhân tính: rạch mặt ăn vạ, đòi nợ cho Bá Kiến. Hắn tiếp tay cho bọn thống trị đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, cướp giật bao nhiêu niềm vui của người khác…

  • Bi kịch bị từ chối quyền làm người:

+ Khi gặp gỡ Thị Nở, tình yêu, tình người trong bát cháo hành và sự chấp nhận một kẻ như hắn, Chí đã nghĩ đến quá khứ, nghĩ đến hiện tại và khao khát được hoàn lương. Chí muốn được làm hòa với mọi người như với Thị.

+ Thị Nở là người níu tay Chí Phèo ra khỏi vực thẳm để Chí thấy mình cần phải sống, nhưng lại là người rút tay đi khiến Chí chao đảo giữa bờ vực sự sống và cái chết. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát là hành động cứu vớt linh hồn của chính mình. Chí phải chết để được sống lương thiện. Cái chết ấy là bi kịch lớn nhất của Chí – bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

  • So sánh:
  • Tương đồng:

+ Cả 2 tác giả đều để nhân vật của mình rơi vào hoàn cảnh bi kịch và cả 2 nhân vật đều lựa chọn cái chết để được sống trọn vẹn là mình, sống với ước vọng của mình.

+ Cả hai nhân vật đều cảm nhận được đời thừa của chính mình

  • Khác nhau:

+ Chí phèo bị tha hóa nhưng hắn triền miên trong cơn say và chưa bao giờ ý thức được mình tha hóa, trong khi Trương Ba lại luôn có những cuộc đấu tranh nội tâm để xấu hổ với sự thay đổi của mình.

+ Kết thúc truyện Chí Phèo, Nam Cao để nhân vật của mình giết Bá Kiến rồi từ sát, đó là hành động bế tắt, tuyệt vọng và đường cùng không còn sự lựa chọn nào. Trương Ba cân nhắc, lựa chọn và sáng suốt khi xin được chết.

+ Chí Phèo đại diện cho bi kịch của người nông dân trước Cách mạng tháng tám, bị chế độ nhà tù thực dân đẩy vào con đường lưu manh hóa. Trương Ba lại là câu chuyện của thời đại khi con người không thể sống là chính mình, luôn đấu tranh cho những điều tốt đẹp.

  • Quan niệm nghệ thuật vì con người: Cả hai tác giả đều xây dựng nhân vật của mình trong những hoàn cảnh cam go của cuộc đời buộc họ phải chọn lựa giữa sống và chết. Từ sự lựa chọn đó tác giả nhằm bộc lộ quan điểm về sự sống: cuộc sống này đáng quý biết bao nhưng không có nghĩa cứ sống trong thân xác của người khác, làm theo những gì người ta sai khiến mà đánh mất đi nhân phẩm, bản chất của mình là được. Con người luôn đối đầu với nghịch cảnh, không ai nằm ngoài quy luật cuộc đời nhưng điều quan trọng là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác để sống được trọn vẹn, ý nghĩa.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, liên hệ thực tế.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →