Cảm nhận thiên nhiên trong Việt Bắc và Tràng Giang

Đề 3: Cảm nhận của anh chị bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau, từ đó liên hệ đến bức tranh thiên nhiên trong Tràng Giang của Huy Cận để thấy được sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của hai tác giả.

Ta về mình có nhớ ta,

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hoà bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Gợi ý làm bài

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và nội dung đoạn trích.

Thân bài:

  • Cảm nhận đoạn thơ bức trang tứ bình:
  • “Ta về mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

+ Hai câu thơ đầu gợi lên cuộc chia tay của người chiến sĩ và người dân Việt Bắc nhưng nó trở nên thân tình, gần gũi như hai người đang yêu bởi cặp đại từ mình – ta.

+ Hai đại từ mình ta lặp lại nhiều lần trong cả bài nhưng mỗi lần nhắc đến nó lại mang cung bậc tình cảm khác nhau. Sự kết hợp của“Ta – ta”là để nhân vật trữ tình giãi bày cảm xúc, hai cặp từ này luyến láy hoán đổi lẫn nhau như chính tình cảm quyến luyến không rời của người đi và người ở.

  • “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: bức tranh thiên nhiên mùa đông nổi bật với màu đỏ của hoa chuối xua tan cái lạnh lẽo của rừng và làm nền cho sự xuất hiện của con người lao động.
  • “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: mùa xuân của rừng núi cũng khác hẳn với nơi nào. Xuân ở đây được gợi lên từ màu trắng của hoa mơ khiến cho xuân Việt Bắc vừa nên thơ vừa tươi tắn, tinh khôi.
  • “Ve kêu rừng phách đổ vàng”: Màu vàng của rừng phách hòa với điệu nhạc rừng do tiếng ve rả rít không chỉ gợi nên màu sắc rực rỡ, vui tươi mà còn khiến lòng người xốn xang, ngỡ ngàng.
  • “Rừng thu trăng gọi hòa bình”: Mùa thu của ước nguyện cùng ánh trăng sáng dịu dàng là niềm vui ngày hòa bình vì thế mà mùa thu không chỉ đẹp mà còn thiêng liêng, ý nghĩa.
  • Thiên nhiên trong thơ Tố Hữu gắn bó mật thiết với con người, làm nền cho con người. Cảnh và người hòa quyện tô điểm cho nhau.
  • Nhận xét chung: Tình cảm gắn bó, thủy chung son sắt với Cách mạng, với nhân dân của nhà thơ.
  • Sự vận dụng ngôn ngữ dân tộc linh hoạt với thể thơ lục bát kết hợp lối đối đáp xưng hô mình ta.
  • Liên hệ thiên nhiên trong Tràng Giang:
  • Khổ thơ một: Cảnh tượng sông nước mênh mông, bát ngát với nỗi buồn trãi dài vô tận. Đấy là hiện thân cái tôi cá nhân bơ vơ, bé nhỏ giữa dòng đời.
  • Khổ hai: Nhà thơ phủ nhận tất cả những gì tồn tại thuộc về con người để chỉ còn cảnh vật, đất trời. Không gian, thời gian được giãn nở ba chiều: càng rộng, càng sâu, càng cao để thấy chỉ có sông dài, bến lẻ loi. Con người trở nên nhỏ bé, rợn ngợp trước vũ trụ bao la.
  • Khổ ba: bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu vàng, xanh lặng lẽ đơn điệu, không có sự gần gũi, thân mật nào => nỗi buồn trước thế sự, cuộc đời
  • Khổ tư: hình ảnh cái tôi trữ tình nhớ nước, thương nhà.
  • Nghệ thuật: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển và hiện đại.
  • Sự khác biệt trong cảm nhận thiên nhiên của hai tác giả:
  • Thiên nhiên trong Việt Bắc ấm áp, tràn đầy sức sống tươi đẹp và hòa quyện với con người, làm nền cho con người trở nên gần gũi, sinh động.
  • Thiên nhiên trong Tràng Giang mênh mông, hoang vắng, chia lìa, không có sự xuất hiện của con người, khiến con người trở nên nhỏ bé, cô đơn.
  • Lí giải sự khác biệt: hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong cách nghệ thuật của hai nhà thơ khác nhau:
  • Tố Hữu giác ngộ lí tưởng cách mạng từ rất sớm, sống chiến đấu gần gũi với người và thiên nhiên.
  • Huy Cận sáng tác bài thơ trong phong trào thơ mới, khi cái tôi trữ tình bị bủa quây bởi cô đơn, bế tắc.
2.4/5 - (5 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →