Đề 7: Cảm nhận về hình tượng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân từ đó liên hệ nhân vật Chí Phèo trong buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu, nhận xét cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn.
Gợi ý làm bài
Mở bài:
- Tô Hoài là nhà văn sống gắn bó và am tường văn hóa, phong tục của người Tây Bắc. Nhân vật trong tác phẩm của ông có sự chuyển biến tâm lí, tính cách rõ rệt mà Mị trong đêm tình mùa xuân là dẫn chứng tiêu biểu.
- Nam cao là cây bút truyện ngắn xuất sắc nổi bật với thủ pháp miêu tả tâm lí nhân vật, Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của ông là một sự khám phá sâu sắc về tâm hồn con người.
Thân bài:
- Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân:
- Khái quát những nét cơ bản về cuộc đời Mị trước khi và trong khi làm con dâu gạt nợ: Mị là cô gái trẻ sinh đẹp, thổi sáo hay, hiếu thảo, siêng năng nhưng bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí. Mị bị đày đọa tinh thần lẫn thể xác đến chẳng còn chút sinh khí của sự sống, đã bấy lâu Mị như một cái xác không hồn.
- Tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:
+ Thời gian: mùa xuân – mùa tươi đẹp của Hồng Ngài. Trên núi, trên nương, ngoài sân…dấu hiệu của mùa xuân khắp mọi nơi. “Trẻ con đi hái bí đỏ, tinh nghịch đã đốt những lều canh nương để sưởi lửa”, “những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá”…Đặc biệt nhất là tiếng sáo – âm thanh của cuộc sống tự do đã đánh thức tâm hồn Mị “Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”
+ Nhân tố quan trọng: Rượu – rượu khiến Mị tìm lại chính mình của những ngày đã mất. Mị thấy mình còn trẻ, Mị tìm thấy niềm vui sau bao ngày đã mất. Hơi rượu khiến thính giác Mị nhạy hơn để Mị nghe tiếng sáo văng vẳng bên tai, Mị cũng uốn chiếc lá trên môi và thổi lá.
– Sự đối lập giữa thế giới đã mất và cuộc sống thực tại:Càng sống lại với tuổi trẻ đã mất và những ngày tháng tự do bao nhiêu thị Mị lại càng thấy tủi nhục cho cuộc sống hiện tại làm trâu ngựa cho nhà Thống Lí. Vì thế mà Mị nghĩ đến cái chết khi chẳng còn cách nào khác thoát khỏi sự bó buộc. Mị ước có nắm lá ngón để ăn chứ không buồn nhớ đến nữa vì “nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra”.
– Xuất phát từ ý thức trỗi dậy, Mị đã có những hành động quyết liệt: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng…Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách… Mị rút thêm cái áo”
– Ý định giải thoát bị ngăn cản, sức sống vừa trỗi dậy bị đạp đổ: A Sử phát hiện ra ý định của Mị nên hắn trói Mị vào cột nhà suốt đêm. “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”…Mị bị cầm tù thể xác nhưng tâm hồn đã thật sự tự do. Sự hồi sinh của Mị còn biểu hiện rõ ràng ở nỗi đau “Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
– Ý thức về nỗi khổ của thân phận và nỗi sợ cái chết: Lúc Mị bàng hoàng tỉnh và vẫn bị trói đứng, Mị đã nghĩ về thân phận người đàn bà có chồng trong gia đình này, nghĩ đến câu chuyện có người vợ bị trói chết ngay trên chiếc cột. Mị sợ chết “Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết” đó là dấu hiệu cho biết Mị còn ham sống.
=> Đánh giá chung: Cuộc trỗi dậy lần thứ nhất trong đêm tình mùa xuân của Mị không thành và sau đó Mị lại tiếp tục sống kiếp tù đày trong một thời gian dài nữa nhưng nó cũng đủ nhận ra Mị còn khao khát sống. Nó sẽ tạo ra những cơn sóng ngầm tuôn trào thành những đợt sóng tiếp theo dữ dội hơn, bằng chứng là hành động cắt dây trói cho A Phủ sau này.
=> Nghệ thuật: không quá nhiều sự kiện nhưng Tô Hoài đưa người đọc vào vòng tâm trạng đầy uẩn khúc, lúc mơ hồ, u ám lúc quyết liệt của Mị. Đó là thành công đặc sắc trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
– Cuộc gặp gỡ của Chí với Thị là sự sắp xếp rất khéo của nhà văn nhằm bộc lộ được những phẩm chất đáng quý ẩn kín bên trong lớp con quỹ của Phèo. Bát cháo hành và tình yêu Nở dành cho Phèo đã thôi thúc tâm trạng Phèo từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ:
+ Tỉnh rượu: lần đầu tiên sau những cơn say triền miên hắn mới tỉnh rượu và nhận ra cuộc sống bên ngoài với những âm thanh đời thường sao mà đáng yêu. Hắn nhớ về quá khứ mình đã từng là người nông dân lương thiện, từng có những ước mơ.
+ Tỉnh ngộ: Chí thấy đời mình sao mà khổ vì đã bước sang cái dốc bên kia của cuộc đời trong cô độc. Chí thấm thía được nỗi đau bị chối bỏ, bị gạt khỏi cuộc sống con người. Lần đầu Chí khao khát được làm hòa với mọi người, muốn sống lương thiện, khao khát được hạnh phúc được yêu thương.
- Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn
– Hai nhân vật của hai nhà văn Tô Hoài, Nam Cao điển hình cho số phận người lao động vượt lên sự áp bức của cường quyền và thần quyền để khẳng định giá trị nhân phẩm ẩn sâu bên trong lớp tàn tro nguội lạnh.
+ Mị: Một cô gái chỉ tồn tại chứ không thiết sống, lầm lũi, chịu đựng và chẳng đoái hoài đến nỗi đau của mình bỗng trở nên tha thiết với cuộc đời, khát sống, ý thức bản thân và có những hành động vùng dậy trong đêm tình mùa xuân.
+ Chí Phèo: Dù số phận Chí là chuỗi những bi kịch nối tiếp nhau, bị bỏ rơi, bị tha hóa, bị từ chối quyền làm người nhưng Chí vẫn khao khát được hoàn lương, Chí đã lấy cái chết để được sống trọn vẹn hơn.
=> Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân.
Kết bài:
– Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
+ Mị là nhân vật đại diện cho người dân miền núi áp bức cả thể xác lẫn tinh thần, cuối cùng Mị cũng tìm ra được lối đi cho đời mình nhờ vào lòng ham sống, sức sống mãnh liệt.
+ Chí Phèo điển hình cho con đường của người nông dân trước Cách mạng bị cường quyền và tù đày thực dân tha hóa nhưng ẩn sâu bên trong họ là trái tim một con người luôn khao khát được sống lương thiện.