[Văn 12] Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

[Văn 12] Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

  1. Mở bài:

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng sóng và em.

– Xuân Quỳnh được mệnh danh là “nữ hoàng của thơ tình” với những vẫn thơ ăm ắp những cảm xúc, những cung bậc tình cảm, nhiều lo âu và luôn da diết cho những khát vọng đời thường.

– Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh.

– Nổi bật trong bài thơ là hình tượng sóng và em. Hai hình tượng gắn bó, bổ sung và tôn lên vẻ đẹp của nhau.

  1. Thân bài

– Hình tượng sóng là hình tượng ẩn dụ xuyên suốt trong bài thơ. Sóng chính là em, em chính là sóng. Có lúc sóng nép mình để tôn lên những vẻ đẹp của em, có lúc em lùi vào để sóng thể hiện những cảm xúc mãnh liệt của mình.

– Hình tượng sóng trong cuộc hành trình khám phá và nhận thức về tình yêu (khổ 1,2,3,4):

+ Nghệ thuật đối “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”: Sóng mang nhiều đối cực cũng như tình yêu của người phụ nữ với nhiều cung bậc cảm xúc, tưởng chừng đối lập, mâu thuẫn nhưng lại thống nhất với nhau:  có nhiều đối cực như tình yêu có nhiều cung bậc, trạng thái và như tâm hồn người phụ nữ có những mặt mâu thuẫn mà thống nhất.

+ Hành trình tìm tới biển khơi của sóng cũng chính là hành trình hướng về tình yêu mãnh liệt khác với cái chật hẹp tù túng. Hành trình ấy hẳn không dễ dàng và đơn giản (Sông không hiểu nổi mình, tìm ra, tận) à thể hiện quan niệm tình yêu mới mẻ của Xuân Quỳnh.

+ Sự bất biến của con sóng trong quá khứ, hiện tại và tương lai cũng chính là sự bất biến của tình yêu không bao giờ thay đổi. Bằng sự lặp lại điệp từ nghĩ cùng nhiều câu hỏi đan xen dồn dập. Xuân Quỳnh đi từ điểm khởi đầu vô định của sóng, để gợi lại sự lúng túng, khó nắm bắt được của tình yêu từ đó khẳng định vẻ đẹp chân phương trong tình yêu đời thường.

– Hình tượng em thông qua sóng để tự biểu hiện những trạng thái, cảm xúc của tình yêu (khổ 5,6,7)

+ Sóng luôn luôn vận động tiến về bờ cũng tựa như người phụ nữ trong tình yêu luôn luôn hướng về người mà mình yêu thương nhất. Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp kết hợp cùng với nghệ thuật đối trên – dưới, thức – ngủ, cách nói phi lý xuôi bắc – ngược nam để thể hiện, giãi bày những nỗi xúc cảm lớn lao trong lòng người con gái: nỗi nhớ.

– Tình yêu của em tan vào trong sóng để được sống trong tình yêu mãi mãi (khổ 8, 9):

+ Sóng là hiện tượng vĩnh cửu của thiên nhiên và tình yêu cũng chính khát vọng muôn đời của tuổi trẻ. Tình yêu đẹp và thiêng liêng, những cũng lại là thứ mong manh, khó giữ.

+ Nỗi trăn trở trong tinh yêu (“cuộc đời tuy dài thế”) đã thôi thúc người phụ nữ muốn hiến dâng carcuoojc đời để tình yêu tồn tại mãi mãi, biến tình yêu thành bất tử.

– Đánh giá về nội dung và nghệ thuât:

+ Nội dung: thể hiện những cảm xúc đáng yêu cùng suy tư khắc khoải trong tình yêu của người phụ nữ.

+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp linh hoạt, điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp. Đặc biệt là đã xây dựng thành công hình tượng sóng – ẩn dụ cho những tình cảm chân thành, đằm thắm.

  1. Kết bài:

– Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đang yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung và khát khao giữ mãi tình yêu đẹp.

– Hình tượng sóng và em đã hòa quyện, khai thác những nét đẹp chân thành, đằm thắm của tình yêu đôi lứa.

2/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply