[Văn 12] Phân tích hình tượng nhân vật Lorca trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” (Thanh Thảo)

[Văn 12] Phân tích hình tượng nhân vật Lorca trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lorca” (Thanh Thảo)

  1. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm

– Thanh Thảo là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

– Hồn thơ của ông chứa đựng nhiều nỗi niềm trăn trở về xã hội và thời đại, đậm khuynh hướng cách tân, phá vỡ khuôn sáo, ràng buộc.

– “Đàn ghi-ta của Lorca” đã xây dựng hình tượng người nghệ sĩ vĩ đại của nền văn hóa Tây Ban Nha.

  1. Thân bài:

– Lorca – người nghệ sĩ, người chiến sĩ đơn độc:

+ Người nghệ sĩ, người chiến sĩ với chiếc áo choàng đỏ gắt.

+ “áo chòng đỏ gắt” là hình ảnh ẩn dụ: Tây Ban Nha như một đấu trường, xung đột dữ dội giữa hai khuynh hướng cũ – mới, là cuộc xung đột giữa người dân tự do và bè lũ phản động.

+ Người nghệ sĩ đơn độc “đi lang thang”, “miền đơn độc”, “yên ngựa mỏi mòn”: cái cô đơn trên con đường khai phá, cái cô đơn của người nghệ sĩ khao khát cách tân. “

+ “Chếnh choáng”: gợi sự xô lệch, tâm thế của người nghệ sĩ trong phút mộng du.

– Hình ảnh Lorca trong cái chết bi tráng:

+ “Áo choàng bê bết đỏ”: ẩn dụ cho cái chết đau thương, tạo sắc đỏ gay gắt, ám ảnh.

+ Hình ảnh Lorca bị điệu về bãi bắn: hai thanh trắc “bị điệu” làm nhịp thơ trĩu nặng.

+ “Chàng đi như người mộng du”: Lorca không bận tâm trước họng súng của kẻ thủ ác, đang chìm đắm trong những giây phút thăng hoa cuối cùng.

– Tâm thế và tư thế của Lorca qua cách từ giã cuộc đời:

+ Lorca đón nhận cái chết bình thản, chủ động, tâm thế và tư thế của người nghệ sĩ, chiến sĩ vĩ đại.

+ “Ném lá bùa”: sẵn sàng đón nhận cái chết.

+ “Ném trái tim”, “bơi sang ngang”: bình thản, vẫy chào, ra đi vào cõi vĩnh hằng.

– Đánh giá:

+ Nội dung: xây dựng hình tượng người nghệ sĩ Lorca với khát vọng giải phóng, khát vọng tự do và khao khát cách tân nghệ thuật.

+ Nghệ thuật: những câu thơ tượng trưng siêu thực, những vần thơ không viết hoa như những dòng hồi ức tuôn chảy không có điểm dừng.

  1. Kết bài:

+ Xây dựng hình tượng Lorca cũng chính là thể hiện sự ngưỡng mộ của Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ, chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha.

+ Xây dựng hình tượng Lorca cũng chính là thể hiện khát khao cách tân nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo.

+ Bài thơ sáng tác 1985, năm 1986 Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó có văn học và văn chương.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply