[Văn 8] Thuyết minh về cây lúa
Bài làm
“Em viết tặng bài ngợi ca cây lúa
Có tình người chan chứa những yêu thương
Tháng mười về mùa gặt mới thơm hương
Rơm vàng óng trên con đường quê mẹ”
Đất nước Việt Nam chúng ta trải qua hớn 2000 năm lịch sử, từ ngàn xưa đến giờ cây lúa là loài cây gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Lúa là “quốc thực”, là loài cây mà đã mang đến cho con người nguồn sống từ bao đời. Chúng ta hãy tìm hiểu về cây lúa, để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của cây lúa đối với con người Việt Nam ta.
Lúa, ngô, lúa mì, sắn và khoai tây là năm loại cây lương thực chính của thế giới. Cây lúa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á và Châu Phi, sau này với nhiều hình thức vùa tự nhiên vừa nhân tạo, lúa đã xuất hiện ở những khu vực ôn và hàn đới, nơ có những giống lúa ngon.
Lúa thuộc nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng, sống ở dưới nước, thuộc loại cây 1 lá mầm và tự thụ phấn. Cây lúa có cấu tạo gồm 3 bộ phận là rễ, thân và ngọn.
Bộ rễ của cây lúa thuộc loại rễ chùm. Khi còn trong thời kì mạ, rễ có màu trắng sữa, dài khoảng từ 5 – 6 cm. Đến thời kì sau cấy, rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kì đẻ nhánh làm đòng. Bộ rễ sẽ đạt cấp độ tối đa và trưởng thành vào giai đoạn trổ bông có màu vàng nâu đến nâu và dài khoảng 2 – 3km, rễ đã già có màu đen.
Phần thân lúa bao gồm lá lúa, bẹ lúa là thìa và tai lá. Thân lúa thường rỗng, chỉ đặt ở đốt, một đốt khoảng 1 gang tay người tùy giống. Lá dài, có bẹ ôm lấy thân, bẹ lá chính là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao lấy phần non của thân. Phiến lá hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá, còn phần thìa lá là vảy nhỏ và trắng hình tam giác ở mỗi lá lúa. Thân lúa là nơi chống đỡ cơ học cho toàn cây, dự trữ tạm thời các Hydratcacbon trước khi lúa trỗ bông . Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
Phần ngọn lúa, đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Hoa lúa nhỏ, mọc thành bông, không có cánh hoa, chỉ có vảy nhỏ bao bọc lấy nhị và nhụy. Khi hoa nở, cả bao phấn và đầu nhụy đều thò ra ngoài. Đầu nhụy rất dài, có chùm lông nhỏ dùng để quét hạt phấn. Khi quả khô, có một hạt chứa nhiều tinh bột. ta vẫn thường quen quả của cây lúa là hạt. Thực chất quả lúa chính là lớp cám mỏng áo ngoài hạt lúa, còn vỏ trấu chinh1 là đôi mày bao lấy quả chính thức.
Lúa là loại lương thực có vai trò cực kì quan trọng đối với thế giới chứ không chỉ riêng gì Việt Nam. Sản phẩm chính của cây lúa đối với con người chính là cho hạt. Hạt lúa là loại lương thực chính cảu hầu hết các quốc gia thuộc Châu Á, đặc biệt là Đông Á và Đông Nam Á. Từ hạt lúa, con người đã chế biến nó ra thành hàng ngàn loại thực phẩm khác nhau trên thế giới, góp phần làm cho nền ẩm thực thế giới thêm đa dạng, hấp dẫn. Phần thân lúa sau khi đã thu hoạch được gọi là rạ, được nông dân thu gom giữa đồng và đốt lấy tro, làm phân bón cho vụ mùa sau, hoặc trữ lại cho trâu bò ăn qua mùa đông, hay dùng để trồng nấm, trồng rau hoa.
Trong sản xuất kinh tế, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Chúng ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia, nâng lượng giống lúa Việt lên 627 loài khác nhau với những giống lúa nổi tiếng nứt danh như lúa Dứa Thơm 64, lúa Tám Xoan Hải Hậu, lúa Nàng Xuân… Từ một nước đói ăn, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, cùng với Ấn Độ và Thái Lan. Không chỉ vậy, một lượng lớn rơm rạ đạt chuẩn còn được xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và Châu Úc. Cám gạo cũng được chế biến thành thức ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi, vỏ trấu là nguồn nguyên liệu sạch cho ngành sản xuất gạch.
Chỉ từ đây có thể thấy được tầm quan trọng của cây lúa đối với quốc gia dân tộc, là nguồn lương thực không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt nói riêng và hơn một nửa thế giới nói chung. Dù thời thế phát triền đến giai đoạn kim loại, điện tử tin học thì Việt Nam vẫn tự hào là một quốc gia có nền văn minh bắt đầu từ cây lúa nước.