Nghị luận câu “lời nói gói vàng” và “lời nói chẳng mất tiền mua”

Đề 4: Dân gian có câu : Lời nói gói vàng đồng thời lại có câu Lời nói chẳng mất tiền mua/ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên em hãy cho biết dân gian đã hiều thế nào về giá trị và ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.

Mở bài:

  • Lời nói là phương tiện để giao tiếp cũng là thước đo của những chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Vì thế việc sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội. Ông cha ta đã khẳng định ý nghĩa và giá trị của lời nói qua hai câu tục ngữ “lời nói gói vàng” và “lời nói chẳng mất tiền mua/ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
  • Hai câu tục ngữ này thoạt nhìn tưởng có mâu thuẫn nhưng thật ra chúng đều đề cao giá trị lời nói, bổ trợ ý nghĩa cho nhau.

Thân bài:

  1. Giải thích nghĩa của hai câu nói:
  • “lời nói gói vàng”:

+ “Lời nói: chuỗi âm thanh phát ra có ý nghĩa trọn vẹn nhằm truyền đạt thông tin, tình cảm hoặc yêu cầu của mình đối với những người xung quanh.

+ “Gói” động từ chỉ hành động bao kín vật gì đó trong túi vải, giấy…, danh từ chỉ đơn vị chứa đựng

+ “Vàng”: kim loại quý giá nhất trong đời sống thường ngày của người dân.

  • Câu nói có thể hiểu theo hai cách:

+ Một gói vàng có giá trị và rất quý thì lời nói thốt ra cũng thế, nó đáng quý còn hơn vàng bạc.

+ Việc nói năng, sử dụng ngôn ngữ cũng như hành động gói vàng, phải hết sức cẩn thận, cân nhắc.

  • “Lời nói chẳng mất tiền mua/ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”:

+ “chẳng mất tiền mua” lời nói, ngôn ngữ là tài sản chung của dân tộc nhưng cũng là của riêng mỗi người. Với những người bình thường, ai cũng có thể sử dụng ngôn ngữ một cách công bằng và do mình lựa chọn. Vì thế không phải mất một đồng nào cho việc sử dụng lời nói giao tiếp.

+ “Lựa lời mà nói vừa lòng nhau”: lời nói không mất tiền nhưng không phải muốn nói bất cứ điều gì, bất cứ nơi đâu cũng được. Lựa lời ở đây là lựa chọn lời hay ý đẹp, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. “Vừa lòng nhau” ở đây không phải là nói ngon, nói ngọt để người nghe thích thú, hài lòng mà là cách nói tế nhị, uyển chuyện khiến người nghe không cảm thấy bị xúc phạm, chói tai..

  1. Vì sao lời nói lại quý giá như vậy:
  • Lời nói là phương tiện dễ dàng nhất, nhanh chóng nhất để con người giao tiếp, truyền đạt nguyện vọng, tình cảm. Nó giúp con người tư duy và tổ chức xã hội, chiếm lĩnh thế giới.
  • Lời nó tác động đến người nghe hai mặt: tích cực và tiêu cực. Có những lời nói khiến người nghe hài lòng, tạo mối quan hệ tốt, đem đến những tình cảm đẹp. Nhưng cũng có những lời nói khiến người khác thất vọng, buồn phiền có khi ảnh hưởng đến cả tương lai của họ.
  • Lời nói thốt ra không thể rút lại được, có những người hối hận vì lời nói thiếu suy nghĩ của mình.
  1. Chúng ta làm gì để phát huy giá trị lời nói
  • Giới trẻ hiện nay, trong đó có học sinh- một thế hệ cần phải gánh vác trách nhiệm dân tộc trong đó có bảo tồn sự giàu đẹp của tiếng Việt, lại sử dụng lời nói một cách bừa bãi, xa rời chuẩn mực, thiếu tế nhị, lịch sự, kém văn hóa…đây là vấn đề cần lên án.
  • Mỗi người chúng ta nên sử dụng lời nói có chọn lọc, trong hoàn cảnh, tình huống giao tiếp khác nhau thì vận dụng ngôn ngữ khác nhau. Nói năng lễ phép, lịch sử, văn minh là cách thể hiện người có văn hóa.

Kết bài:

  • Lời nói là công cụ để giao tiếp, học tập và các hoạt động khác. Lời nói còn thể hiện phẩm chất, trình độ mỗi con người.
  • Vì vậy mỗi người cần sử dụng lời nói một cách văn minh, lịch sự để đạt được mong muốn giao tiếp.
5/5 - (3 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →