Nghị luận câu “nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Đề 2:  Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì trong câu ca dao đấy

Bài làm

Mở bài:

  • Trước khi văn học viết ra đời thì người xưa đã dùng văn học dân gian như một phương tiện để truyền đạt tình cảm và hơn hết là để khuyên dạy con cháu đời sau những kinh nghiệm sống, giá trị đạo đức được đúc kết từ ngàn đời.
  • Ông cha ta nói nhiều đến tình người, tình yêu thương, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Trong đó những lời dạy bảo chân thành trong câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đáng suy ngẫm.

Thân bài:

  • Giải thích nghĩa câu ca dao:

+ Nghĩa đen: “Nhiễu” là tấm vải tốt được làm từ chất liệu tơ tằm hay lụa ngày xưa, “điều” làm màu đỏ. “Nhiễu điều” là tấm vải quý đùng để may áo hoặc phủ lên bàn, trên kệ. “Giá gương” được làm từ gỗ, nơi người ta đặt gương trang điểm phía trên. Thông thường những vật này chỉ được thấy ở các khuê phòng của thiếu nữ hoặc các nhà quyền quý. Hai vật này đi đôi với nhau, tấm vải đỏ phủ lấy che chắn làm cho giá gương thêm đẹp thì giá gương cũng khiến cho giá trị tấm vải càng cao hơn.

  • Người xưa dùng những hình ảnh gợi cảm này để ngụ ý tình đoàn kết, tương trợ, đùm bọc của những con người cùng chung quê hương, đất nước.
  • Ý nghĩa câu ca dao:

+ Câu ca dao gợi nên truyền thống ngàn đời của nhân dân, một đất nước luôn sống theo đạo nghĩa và lấy tình người làm thước đo nhân phẩm. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống tốt đẹp này và những con người sống hết lòng vì người khác.

+ Câu ca dao là lời dạy bảo của cha ông dành cho con cháu sau này sống phải yêu thương, giúp đở, đoàn kết, tương trợ những hoàn cảnh, những kiếp người khó khăn hơn mình, đáng thương hơn và luôn dang rộng vòng tay để chia sẻ, cảm thông với mọi người. Sống được như vậy mới đáng trân trọng.

  • Những biểu hiện của tình đoàn kết, tương thân tương ái:

+ Từ ngày khai hoang, mở đất nhân dân ta đã sống cạnh nhau, cùng làm nhà, cùng lên rừng, cùng bắt sấu, tránh thú dữ, hoạn nạn có hàng xóm láng giềng giúp đở nhau. Khi có chiến tranh, nhân  dân đoàn kết làm hầm chống giặc, chông tre, gậy tre để đánh đuổi kẻ thù…

+ Cuộc sống còn nhiều người khó khăn đói khổ, có rất nhiều nhà từ thiện, các tổ chức thông qua các chương trình truyền hình thực tế đã quyên góp tiền bạc, quần áo, mì, gạo..để giúp đở những hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, bệnh tật. Bao nhiêu gia đình đã đi lên từ lòng thương cảm đó, bao nhiêu em nhỏ được đến trường và hi vọng tương lai.

  • Học sinh thể hiện truyền thống ấy như thế nào:

+ Trong gia đình: hiếu thuận ông bà, cha mẹ, giúp đở anh em, đoàn kết yêu thương với người thân

+ Hàng xóm, bạn bè: sống hòa đồng, thân thiện, giúp đở mọi người khi gặp khó khăn.

+ Xã hội: góp sức lực của mình vào các phong trào kế hoạch nhỏ hướng đến những hoàn cảnh khó khăn.

Kết bài:

  • Tính đúng đắn trong câu ca dao
  • Liên hệ bản thân
5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →