Dàn ý thuyết minh chiếc áo dài (văn 8)

Dàn ý thuyết minh chiếc áo dài (văn 8)

Mở bài:

Mỗi dân tộc có một sắc phục riêng, Ấn Độ có Sari vừa duyên dáng vừa huyền bí ; Hàn Quốc có Hanbox với cách may đơn giản nhưng lại kín đáo. Trong khi đó Nhật Bản sở hữu chiếc Kimono tinh tế, tỉ mĩ…Có một quốc gia gắn liền với truyền thống lịch sử lâu đời của văn hóa lúa nước, con người ưa chuộng nét đẹp vừa dịu dàng vừa kính đáo vừa mang dáng vấp của thuở khai thiêng lập địa vừa là hơi thở của thời đại – Đó chính là chiếc áo dài Việt Nam, một biểu tượng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay.

Thân bài:

  1. Nguồn gốc, lịch sử chiếc áo dài
  • Lịch sử quốc phục gắn liền với lịch sử nền văn hóa của một dân tộc nên khó xác định chính xác thời điểm ra đời, chỉ có thể tái hiện lại quá trình ấy qua những câu chuyện
  • Có rất nhiều sử liệu cho rằng nguồn gốc đầu tiên của áo dài chính là chiếc áo tứ thân xa xưa của Trung Hoa được cải biến qua các giai đoạn lịch sử và trở thành nét đẹp thuần khiết của người Việt Nam.
  • Căn cứ vào thi liệu, văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc và một số lĩnh vực văn học dân gian thì chiếc áo dài là họ hàng với áo giao lãnh, một dạng áo giống như áo tứ thân ngày này nhưng hai tà trước không buộc lại mặc cùng váy đen.
  • Để thuận lợi cho công việc đồng án, áo giao lãnh dần thành áo tứ thân rồi ngũ thân qua các giai đoạn lịch sử và nhu cầu thẩm mĩ của con người.
  • Đến thế kỉ XIX, khi xã hội Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Pháp thì chiếc áo dài một lần nữa thay hình đổi dạng và tìm được hình dáng thích hợp nhất của nó. Phải kể đến công sáng tạo đầu tiên của họa sĩ Lemur (Cát Tường). Tuy nhiên chiếc áo dài này quá táo bạo không phù hợp văn hóa Việt Nam nên nó dần lắng xuống.
  • Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ chỉnh sửa lại bản vẽ chiếc áo dài bằng việc loại bỏ những nét thô kệch thay vào đó là sự uyển chuyển, kín đáo của áo tứ thân. Chiếc áo dài này được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
  1. Cấu tạo:
  • Các bộ phận cơ bản của áo dài truyền thống:

+ Cổ áo: cổ áo cao 3 – 5 cm, được may độn thêm lớp vải cứng ôm lấy chiếc cổ thon thanh mảnh của người phụ nữ. Cổ thường được khoét chữ V nhỏ nhưng ngày nay cổ áo có nhiều thay đổi thành cổ tròn, cổ chữ U…

+ Thân áo được tính từ cổ đến phần eo, may vừa vặn sát người và chít ngang eo để làm nổi bật dáng của người mặc. Cúc áo làm bằng nút bấm, được cài từ cổ qua vai và thẳng xuống eo. Từ eo, hai tà áo dài được xẻ xuống hai bên hông và thả tự do khiến chúng uyển chuyển. Hai tà áo dài cân xứng nhau và phải dài qua gối.

+ Áo dài có tay may dài từ vai đến cổ tay, tuy nhiên ngày nay những chiếc áo dài cách tân có cả tay ngắn

+ Quần áo dài thay thế cho chiếc áo ngày xưa. Quần được may rộng đến gót chân, chất liệu mềm mại và dày. Vải trắng thường được ưa chuộng để may quần nhưng ngày nay có thể sử dụng nhiều màu khác nhau để phù hợp với sự đa dạng của màu áo.

  • Chất liệu: Áo dài không kén loại vải nhưng cần phải chọn vải mềm có độ rủ cao như voan, lụa, xa tanh, the…màu sắc và hoa văn trên vải cũng cần lựa chọn phù hợp với công việc, lứa tuổi.
  1. Công dụng:
  • Chiếc áo dài là trang phục truyền thống được chọn lựa hàng đầu trong các dịp lễ, tết, hội chùa…nó lưu giữ những nét đẹp văn hóa trong tâm hồn của người Việt thích sự đơn giản, mềm mại và tinh tế.
  • Chiếc áo dài còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, là quốc phục của dân tộc.
  • Chiếc áo dài ngày nay còn là trang phục công sở bắt buộc của một số ngành: giáo viên, ngân hàng, hàng không…
  1. Cách bảo quản: Chiếc áo dài được may với những đường nét mềm mại cùng với chất liệu vải mềm nên phải bảo quản cẩn thận mới có thể giữ được hình dáng áo
  • Không để áo nơi ẩm mốc hoặc nhiệt độ cao
  • Giặt áo bằng bột giặt nhẹ, ít tẩy, không phơi trực tiếp nơi nắng nhiều
  • Cần treo quần áo bằng móc, cất nơi kín đáo.
  1. Ý nghĩa của áo dài trong đời sống tinh thần người Việt:
  • Áo dài luôn lắng đọng trong nhưng lời bài hát tự hào dân tộc “tung bay tà áo tung bay xôn xao một trời nắng đỏ..”
  • Áo dài thơ mộng mang nhiều kỉ niệm học trò trong trang thơ “Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong/ hôm qua em đến mắt như lòng”
  • Áo dài tôn vinh trong nghệ thuật sân khấu,điêu khắc, hội họa, các buổi trình diến thời trang…

Kết bài: Áo dài không chỉ là trang phục mà còn là nỗi niềm là tình yêu của bao con người sinh ra trên dáng hình chữ S. Dù mai mày, có đi đâu xa chỉ cần thấy thấp thoáng bóng dáng áo dài đã thấy quê hương mình ở đấy.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →