[Văn 10] Ôn Tập Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX (Văn học trung đại)

[Văn 10] Ôn Tập Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX (Văn học trung đại)

            – Phân kỳ giai đoạn văn học trung đại gồm 04 thời kỳ:

            + Từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV: văn học chứa đựng nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng, có sự tiếp thu thi pháp từ Trung Quốc. Các tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch Tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Thiên đô chiếu (Lý Công Uẩn), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão)…

            + Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII: Đi từ tinh thần yêu nước đến phản ánh, phê phán hiện thực xã hội với các áng văn chính luận, văn xuôi, thơ Đường luật, thơ Nôm v.v… Các tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)…

            + Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX: xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa với sự phát triển đỉnh cao của các sáng tác bằng chữ Nôm. Các tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), thơ của Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Bà huyện Thanh quan v.v…

            + Nửa cuối thế kỷ XIX: văn chương manh âm hưởng bi tráng của tinh thần yêu nước bên cạnh đó còn xuất hiện những tư tưởng canh tân đất nước trong văn học. Các tác phẩm được sáng tác theo thi pháp truyền thống, một số sáng tác bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện. Tiêu biểu cho văn học giai đoạn này là sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phan Bội Châu v.v…

            – Về nội dung, những sáng tác trong thời kỳ này có một số đặc điểm:

+ Chủ nghĩa yêu nước: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thiên trường vãn vọng (Trần Nhân Tông), Hịch Tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)…

+ Chủ nghĩa nhân đạo: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn)

+ Cảm hứng thế sự: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)

            – Về nghệ thuật,văn học trong thời kỳ này có những đặc điểm lớn như sau:

+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

+ Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

Mặt khác, ta cần nhận thấy, trong quá trình phát triển, các tác giả đã đưa văn học trung đại từ phong cách trang nhã dần hướng về đời sống hiện thực tự nhiên, bình dị với những cá tính sáng tạo làm nên những sáng tác có giá trị bền vững tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương v.v…

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply