Đề 2: Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Từ đó liên hệ với hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.
Gợi ý làm bài:
Mở bài: Khái quát chung về đơn vị Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng và bút pháp xây dựng hình tượng người lính của Quang Dũng.
Thân bài:
- Đoạn thơ Tây Tiến:
- Nội dung:
+ Hình ảnh đoàn quân hiện ra trong gian khó với những chi tiết bi tráng, hào hùng: không mọc tóc, quân xanh màu lá, biên cương mồ viễn xứ…
+ Trong gian khổ vẫn giữ được nét đẹp của tuổi trẻ: hào hoa, phong nhã, lãng mạn và nhiều ước vọng. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” – khao khát được lập công. “Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” – ước mộng về một hình bóng thân quen quê nhà, nhớ về những kỉ niệm thời học sinh nơi Hà thành => Dù là ước muốn thì người lính vẫn đặt trọng trách với đất nước lên tình cảm riêng.
+ Lý tưởng chiến đấu cao đẹp: Dù cuộc chiến trải qua những khó khăn, nguy hiểm, cận kề với cái chết “ nấm mồ viễn xứ”…nhưng người lính vẫn một lòng vì tổ quốc “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.
+ “Áo bào thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành”: một lần nữa cái chết được nhắc đến trong hình ảnh mang tính sử thi “áo bào” gợi không khí cổ kính của những vị anh hùng, tướng sĩ ngày xưa ra đi vì nghĩa lớn. Hình tượng phóng đại này nhằm khắc hoạ một cách mạnh mẽ sự hào hùng của người lính thời đại mới. Người chiến sĩ ngã xuống nơi rừng hoang, không một nén nhang, không cổ quan tài, cả manh chiếu bó thân cũng thay bằng tấm áo, chỉ có tiếng “gầm” của dòng sông đưa tiễn như tiếng hồn thiêng sống núi.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp của Quang Dũng mang đậm chất sử thi và khuynh hướng lãng mạn, viết về những người phi thường trong hoàn cảnh phi thường.
+ Sử dụng nhiều biện pháp như đối lập, ẩn dụ, từ láy…
+ Từ mượn Hán Việt mang sắc thái trang trọng: mồ viễn xứ, biên giới, quân…
- Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu:
- Xuất thân: từ người nông dân nghèo bị áp bức, bị bốc lột và chứng kiến cảnh đất nước rơi vào tay giặt trong khi quan quân triều đình thì lại làm ngơ. Họ không được giáo dục về tư tưởng, không được rèn luyện binh đao. Tinh thần yêu nước của họ xuất phát từ tinh thần tự cường dân tộc và lòng căm thù trước sự tàn bạo của kẻ thù (khác với người lính Tây Tiến xuất thân từ tri thức)
- Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ toát lên từ vẻ ngoài chân chất, mộc mạc, bộc trực của người dân Nam Bộ. Họ sống tự nhiên, phóng khoáng, yêu ghét rạch ròi như chính mảnh đất nơi này.(Người lính Tây Tiến đẹp nét đẹp hào hoa, lãng mạn của tuổi trẻ của những chàng trai Hà thành đầu thế kỉ XX)
- Điểm giống nhau: Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và hình tượng người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.
- Sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam:
+ Sự kế thừa: lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức trách nhiệm, thái độ quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, tinh thần hào hiệp, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn… trong văn chương trung đại được tiếp tục ở cả Nguyễn Đình Chiểu và Quang Dũng
+ Sự đổi mới: Trước hết ở tư tưởng trung quân ái quốc thời phong kiến đã không còn tồn tại khi vua chỉ là bù nhìn, đi ngược lại với quyền lợi của người dân. Tình yêu nước cũng không mang dáng vấp cao siêu, trừu tượng mà yêu những gì thân thuộc, giản dị. Tình yêu nước gắn bó với tình làng nghĩa xóm, tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình…
- Sự đổi mới này cũng nằm trong quy luật tất yếu của lịch sử và sự vận động của xã hội.