Văn 12: Hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
- Hoàn cảnh ra đời
+ “Tây tiến” lên tên một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947, hoạt động chủ yếu ở vùng núi Tây bắc sang Thượng Lào, nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào và tiêu hao lực lượng của Pháp. Đội quân Tây tiến phần đông là học sinh, sinh viên, tri thức yêu nước còn rất trẻ.
+ Bài thơ được Quang Dũng viết rất nhanh trong nỗi nhớ dâng trào về Tây tiến nên lúc đầu bài thơ có nhan đề Nhớ Tây tiến. Bài thơ được toàn quan nhiệt liệt hoan nghênh và truyền miệng rộng rã
+ Bài thơ là nỗi nhớ Tây tiến của Quang Dũng, Quang Dũng nhớ về đơn vị bộ đội đóng sát biên giới Việt Lào và những ngày đấu tranh thiếu thốn, vất vả, hiểm nguy.
- Nội dung chính:
+ Bài thơ bao trùm một nỗi nhớ, tác giả nhớ về hình ảnh đoàn quân năm ấy, nhớ những chặng đường họ đã đi qua, nhớ những đèo dốc hiểm nguy và cái chết luôn rình rập. Quang Dũng nhớ về hoàn cảnh thiếu thốn của người lình từ thiếu ăn, thiếu thuốc và chịu những cơn sốt rét rừng hành hạ.
+ Bài thơ không che đậy mà nói sự thật về cái bi của cuộc chiến tranh, nói về cái chết trên đường của những chiến sĩ, về những di chứng của sốt rét rừng…nhưng tất cả là bi tráng, bi hùng chứ không bi thương, bi lụy. Những người chiến sĩ Tây tiến tuổi đời còn quá trẻ, hơn hết họ lại là những tri thức sống quen với sự hào hoa của thành đô, vậy mà họ bỏ lại sau lưng cuộc sống bình yên để dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ quê hương. Họ đối diện với khó khăn và cái chết một cách bình thản, nhẹ nhàng bằng ý thức trách nhiệm của một công dân yêu nước.
+ Tây tiến còn chứa đựng những kỉ niệm nên thơ của những người lính về những đêm hội, về những bữa cơm giữa rừng.
- Nghệ thuật:
+ Quang Dũng sử dụng bút pháp lãng mạn nhưng pha lẫn là hình ảnh hiện thực tạo nên giọng điệu bài thơ vừa bi tráng lại vừa lãng mạn.
+ Từ ngữ được chọn lựa điêu luyện nhưng vẫn khá tự nhiên, có tính hình tượng cao.