Đề 6: Phân tích hình tượng nhân vật Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau khi Tràng có được vợ và tâm trạng của Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn.
Gợi ý làm bài:
Mở bài:
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn về đề tài người nông dân
- Vợ Nhặt viết về nạn đói năm 1945 nhưng không tập trung miêu tả cái đói cái khổ của con người mà nhà văn nhằm ngợi ca, khẳng định giá trị nhân phẩm của họ trong hoàn cảnh khó khăn.
- Ngoài thành công xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, Kim Lân còn có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, sinh động, điều đó thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Tràng buổi sáng hôm sau.
Thân bài:
- Diễn biến tâm lí Tràng:
- Sơ lược về hoàn cảnh Tràng nhặt được vợ và tâm trạng của Tràng khi có vợ trong chiều ngày hôm trước
- Tràng trong buổi sáng hôm sau:
+ Hắn bất ngờ cứ tưởng mình đang mơ, thế nên tâm trạng lơ lửng một cách êm ái vì giấc mơ ấy thật đẹp “trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”
+ Trong lòng có điều gì khang khác nên Tràng dễ dàng nhận ra sự thay đổi của bên ngoài “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”. Tràng không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh: nhà cử được dọn sạch, mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa đã được đem ra sân hong…Hắn cảm động trước cảnh tượng mẹ chồng và nàng dâu cùng nhau dọn dẹp, nấu nướng. Nếu như không có Thị, Tràng sẽ không thể cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị như thế.
+ Tình cảm của Tràng trỗi dậy “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Tràng thấy cuộc đời mình thay đổi và hắn đã trưởng thành hơn nên phải có trách nhiệm hơn với gia đình.
+ Sự thay đổi đó còn tiếp tục ở nhận thức, cuối tác phẩm là hìn ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” cùng sự tiếc rẻ của Tràng cho thấy sự vận động tích cực trong suy nghĩ của người nông dân. Đi từ sự tự phát đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân đến sự tự giác trong vai trò người chiến sĩ. Ai biết đâu, rồi Tràng sẽ là một trong đoàn người đó.
- Nhà văn khắc họa diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua việc tập trung miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩa, lời nói…Để thấy được Tràng đại diện cho những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng giàu tình yêu thương, sức sống và khát vọng mãnh liệt.
- Thấu hiểu tâm trạng, suy tư của nhân vật, Kim Lân đã thể tình cảm yêu thương, trân trọng, đồng cảm và đặt niềm tin nơi vào những người lao động.
* Liên hệ với Chí Phèo để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn.
– Diễn biến tâm trạng: Chí Phèo trong buổi sáng tỉnh rượu có một chuỗi suy nghĩ khá phức tạp:
+ Hắn nhận ra cuộc sống xung quanh với những điều bình dị mà lâu rồi hắn chưa được thấy. Đi từ hiện tại Phèo nhớ đến quá khứ, nhớ đến bản thân mình cũng từng sống bình thường với những ước mơ giản dị. Nghĩ đến thực tại, hắn thấm thía nỗi đau của đời mình, lo sợ bệnh tật, tuổi già và cô độc.
+ Khi được Thị Nở cho bát cháo hành hắn đi từ ngạc nhiên đến ngỡ ngàng, rồi cảm động và ân hận cho những chuỗi ngày của kiếp quỹ dữ. Trong lòng hắn trỗi dậy một khao khát muốn được hoàn lương, được sống thân thiện với mọi người như với Thị.
- Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn:
+ Cả hai nhà văn đều sống gắn bó với nông thôn, nông dân nên thấu hiều, am tường tính cách, suy nghĩ, hành động và ước mơ của họ
+ Đều miêu tả một cách chân thật, sinh động diễn biến tâm lí, hành động gắn liền với sự thức tỉnh, thay đổi trong tính cách của cả Tràng và Chí Phèo.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bộc lộ qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói, độc thoại nội tâm và lối trần thuật.
- Tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của mỗi nhà văn không chỉ giúp cho các nhân vật nổi hình nổi sắc mà còn giúp các nhà văn thể hiện sâu sắc tình cảm nhân đạo của mình.