[Văn 7] Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh

[Văn 7] Nêu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh

Bài làm

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của bà mang âm điệu thiết tha, chan chứa về tình yêu và tình cảm gia đình. “Tiếng gà trưa” là bài thơ tiêu biểu bày tỏ tình cảm bà cháu đậm đà mà Xuân Quỳnh dành cho người bà tần tảo.

 

Suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết, cồn cào của người chiến sĩ trẻ gác bút nghiên, xếp lại tập sách, cầm súng ra trận theo tiếng gọi non sông. Ra đi khi tuổi đời còn trẻ, hành trang của người nữ chiến sĩ ấy là kỷ niệm tuổi thơ, là ký ức về người bà đang tần tảo ở quê nhà. Vì vậy, không khó để nhận ra lý do mà bài thơ được mở đầu bằng những hình ảnh đơn sơ, bình dị:

“Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ”

Trên chặng đường hành quân vất vả, người chiến sĩ nghỉ chân bên thôn xóm, nghe tiếng gà trưa rồi bao cảm xúc tuổi ấu thơ ùa về. Điệp từ “nghe” lặp lại đến ba lần, nhấn mạnh những cảm xúc được khơi gợi từ “tiếng gà nhảy ổ”. Chỉ tiếng cục tác đơn thuần lại khiến nắng trưa xao động, đỡ mõi bàn chân và ký ức tràn về. Tiếng gà chính là đôi cánh nâng đỡ tâm hồn, là tiếng gọi những ký ức, kỷ niệm trở về .

Kỷ niệm ấy là hình ảnh của “những con gà mái tơ khắp mình hoa đốm trắng”, là hình hài của những con gà mái vàng có “lông óng như màu nắng”. Rồi đến cả những lời mắng yêu của người bà dành cho đứa cháu. Tất cả như xao động, như xôn xao, như dạt dào theo tâm hồn gợn sóng. Người chiến sĩ trẻ nhớ về tiếng gà trưa cũng chính là nhớ lại hình ảnh người bà suốt một đời tảo tần chắt chiu, yêu thương chăm sóc cháu:

“Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp”

Đến khi mùa đông về, trời trở rét, bà lo lắng nguyện cầu: “Mong trời đừng sương muối” để đàn gà được sống khỏe mạnh, an toàn. Bà chẳng lo cho mình chỉ lo cho đàn gà, bởi đàn gà là cái ăn, cái mặc, là niềm vui của đứa cháu ngây thơ. Điệp từ “hàng năm hàng năm” đặt trong cùng một câu thơ như kéo dài thời gian, kéo dài sự chắt chiu dành dụm của người bà. Có đàn gà bà mới có thể mua quần áo mới cho cháu dịp cuối năm. :

“Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh trúc bâu

Đi qua nghe sột soạt”

Những món quà tuổi thơ đơn sơ nhưng chất chứa sự hy sinh và tình yêu thương vô bờ bến. Nhớ về tiếng gàn nhưng gợi lại tuổi thơ, gợi lại khoảng đời cơ cực mà chỉ có mỗi bà và cháu bên nhau. Để rồi chính những tình cảm của bà, những giấc ngủ yêu bình, ấm áp bên vòng tay của bà đã thôi thúc người chiến sĩ trẻ vừng vàng tay súng lên đường ra trận:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Điệp từ “vì” được tác giả sử dụng nhằm nhấn mạnh lý do và mục đích chiến đấu của mình. Không phải vì bản thân, không phải vì tương lai, sự nghiệp, tất cả là vì “Tổ quốc”, “xóm làng”, “vì bà”, vì những đứa trẻ còn muốn nghe tiếng gà cục tác tuổi thơ.

Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, da diết. Xuân Quỳnh đã mượn tiếng gà trưa để nói về tình cảm bà cháu gắn bó thiết tha cùng tình yêu quê hương sâu sắc. Mỗi lần “tiếng gà trưa” lặp lại là mỗi lần cảm xúc bắt đầu nghẹn ngào, lắng đọng trong tâm hồn độc giả. Đó là sự cảm phục đức hy sinh của người bà, là sự cảm phục của mọi người trước tấm lòng cao quý của tác giả.

1.7/5 - (3 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply