[Ôn tập văn 10]  Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) –  Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

 Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật (biến thể) viết bằng chữ Nôm.

– Hoàn cảnh sáng tác: Khi Nguyễn Trãi cáo quan về quê nhà nhưng trong lòng vẫn nung nấu ý chí phụng sự nhân dân, đất nước.

– Nghệ thuật: nỗ lực Việt hóa thơ Đường (câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ Hán Việt xen thuần Việt), sử dụng điển tích Ngu cầm.

– Nội dung: Cảnh ngày hè đã miêu tả bức tranh thiên nhiên sinh động, đầy sức sống không chỉ có màu sắc, hình ảnh mà còn có cả âm thanh. Trong bức tranh thiên nhiên ấy là bức tranh cuộc sống con người cùng mong ước của nhà thơ sẽ mang lại cảnh ấm no thanh bình cho người dân nghèo khổ.  Bức tranh thiên nhiên sinh động, giàu sức sống. Qua bài thơ, ta có thể thấy một nhân cách cao đẹp, một tâm hồn nặng lòng với dân, với nước, nhàn tâm chứ không nhàn thân lúc nào cũng canh cánh nỗi lo cho vận mệnh nhân dân.

 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật (viết bằng chữ Nôm).

– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ cáo quan về Quán Trung Tân ở ẩn, sống cuộc sống điền viên.

– Nghệ thuật: đối, điệp từ, điển tích giấc hòe.

– Nội dung: “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện một quan niệm sống thanh cao, tìm sự thư thái trong cuộc sống điền viên, lánh đúc về trong, tránh xa phồn hoa, danh lợi. Đó là cách sống của một con người giàu lòng tự trọng, nhân cách thanh khiết, coi trọng sự thảnh thơi, vô sự trong tâm hồn.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply