Văn 12: Vẻ đẹp lãng mạn và tính chất bi tráng của hình tượng người lính Tây tiến trong bài thơ cùng tên của Quang Dũng
Mở bài:
- Bài thơ được viết năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng đã xa đơn vị một thời gian, bài thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về đoàn quân Tây tiến, là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
- Bài thơ Tây tiến đã khắc họa thành công hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp vừa bi hùng, bi tráng lại vừa lãng mạn, hào hoa.
Thân bài:
- Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây tiến
+ Bằng bút pháp lãng mạn, tô đậm cái phi thường, QD đã vẽ nên chân dung người lính mang tầm vóc lớn lao của thời đại và cũng rất mực hào hoa, vui tươi, khỏe khoắn của tuổi đôi mươi.
+ Ông không đi vào vẽ chi tiết từng nét trên gương mặt hay dáng vóc của người lính mà chọn những từ ngữ đắc để khắc họa họ rất tự nhiên. Điều này rất phù hợp với một nhà thơ họa sĩ như Quang Dũng. Ngoài nét oai hùng lẫm liệt được thi vị hóa của người lính, QD không giấu đi những thiếu thốn, khó khăn, cái chết trong cuộc chiến này vì chúng là hiện thực. Tuy vậy, hiện thực trần trụi đi vào thơ QD lại không đem đến cho con người cảm giác bi lụy mà nó lại trở nên bi tráng. Đơn giản vì hiện thức khắc nghiệt được nhìn qua đôi mắt của người lính kiên cường, họ tràn đầy niềm tin và sức sống dám thách thức với cái chết và xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. Hình ảnh “quân xanh màu lá, đoàn binh không mọc tóc” hay “rải rác biên cương mồ viễn xứ” nâng họ lên thành những chiến sĩ anh hùng mang hơi hướng của người chinh phu ra đi không hẹn ngày trở lại “cổ lai chinh chiến kĩ nhân hồi”
+ Người lính đẹp bởi sự hào hoa, mơ mộng lãng mạn có trong tâm hồn người trai trẻ. Trên những chặng đường gian khổ vẫn thấy ấm lại với một nắm xôi của cô gái miền ngược hay nhìn những cơn mưa trắng xóa, thả hồn vào đám cỏ lau xuôi trên dòng sống với con thuyền độc mộc. Cảnh vật hữu tình, con người mơ mộng đan vào tiếng khèn, tiếng nhạc trong những đêm hội đuốc hoa cho thấy bên ngoài dáng vẻ bi tráng kia là tâm hồn hào hoa, mơ mộng.
+ Cùng viết về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp với những khó khăn gian khổ nhưng QD có cách thể hiện khác với Chính Hữu từ xuất thân, đến cách vẽ chân dung người lính. Người lính trong bài Đồng chí được khắc họa ở những điểm chung, giống nhau, cái thống nhất và bình dị.
+ Trong sự khó khăn và đối mặt với cái chết người lính vẫn lạc quan, ung dung và vui tươi với những điều bình dị hằng ngày. Niềm tin vào thắng lợi đã giúp họ vượt qua những thiếu thốn và tôi luyện tinh thần kiên trung ở họ.
+ Họ có những mơ ước rất đời thường không phải kiểu yên hùng, xa rời cuộc chiến tranh mà đó là những tình cảm ước muốn rất thực trong mọi con người.
- Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến
+ Không thể phủ nhận sự bi trong thời kì kháng chiến chống Pháp, buổi đầu khó khăn, thiếu thốn cả về lương thực, thuốc men, đạn dược. Không đủ thuốc chống chọi với con sốt rét rừng nên để lại những di chứng “đoàn binh không mọc tóc, quân xanh màu lá..”nhưng chất bi trong thơ QD được nâng lên bằng đôi cánh của ngòi bút lãng mạn vì thế mà chúng ta chỉ thấy họ đẹp bởi sự bi tráng, hào hùng.
+ Nói về cái chết, QD dùng những từ ngữ phần nhiều là Hàn Việt để thể hiện sự trang trọng mang hơi thở của các anh hùng ngoài biên cương với vó ngựa như trong thời trung đại. Với họ, cái chết chỉ là sự trở về với đất mẹ, chết chỉ là một giấc ngủ dài không gì đáng để đau thương. Sự trang trọng ấy cũng là tấm lòng của nhà thơ đối với đồng đội đã ngã xuống của mình. Như dòng sông Mã mãi hát khúc độc hành, linh hồn người lính vẫn sống với hồn thiêng sông núi.
+ QD đã thành công khi khắc họa người lính chói ngời lí tưởng của thời đại và sức mạnh tinh thần của dân tộc. Bài thơ của ông tiêu biểu cho lối viết về chiến tranh đúng hiện thực không né tránh hay bưng bít nỗi đau và mất mát.
Kết bài: Bài thơ dựng nên một bức tượng đài bi hùng về người lình Tây tiến. Họ cùng với những người lính trong Đồng Chí, Đất nước, Nhớ…đã mang đến cho đất nước một trang sử hào hùng và hơn hết là nền hòa bình thống nhất.