Vẻ đẹp tình mẫu tử của Mai và người đàn bà hàng chài

Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, trước mặt kẻ thù hung bạo, nhân vật Mai – người mẹ đã lấy thân mình che chở cho con trong hiểm nguy khốc liệt.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.

Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật này.

Gợi ý làm bài:

Mở bài:

+ Giới thiệu về hai tác giả và hai tác phẩm;

+ Vẻ đẹp của tình mẫu tử ở hai nhân vật:

Ví dụ:

Thân bài:

  • Nhân vật Mai
  • Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnú che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ “Hễ Tnú đi rẫy thì Mai đi với cán bộ. Hễ Mai ở nhà giữ con Dít cho mẹ thì T nú đi”
  • Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnú học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách mạng “Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số”
  • Mai là người phụ nữ kiên cường, chẳng hề sợ sệt trước kẻ thù: “ngửng đôi mắt rất lớn nhìn thằng Dục. Nhưng điều gây sức ám ảnh nhất là cuộc chiến không cân sức giữa một người mẹ và đứa bé chưa tròn tháng với bọn cầm thú

+ “Mai thét lên một tiếng, chị vội tháo tấm địu kịp lật đứa con ra phía bụng lúc cây sắt giáng xuống lưng”; “cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng”, “không nghe tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi nín bặt”

+ Một người mẹ sẵn sàng lấy thân mình để che chở cho con như một mẹ gà dũng cảm dùng hết sức để cứu con khỏi bầy diều quạ. Cái chết của Mai và đứa bé khiến người đọc xúc động trước tình mẫu tử thiêng liêng và căm phẫn tội ác của  bọn đế quốc.

  • Nhân vật người đàn bà hàng chài
  • Ngoại hình: trạc ngoài 40, thân hình thô kệch, mặt rỗ
  • Lấy chồng nghèo phải sống chen chút trên chiếc thuyền nhỏ, làm quần quật mà vẫn thiếu ăn, xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, quần áo bạc phếch, ướt sũng.
  • Bị chồng đánh đập thường xuyên “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Vậy mà bà không chống trả, không trốn chạy cũng không bỏ lão chồng vì để nuôi đàn con nhỏ dại bà cần một người đàn ông trên thuyền.
  • Người đàn bà hiện lên trong tác phẩm là một người mẹ nghèo, cam chịu mọi khổ đau để chắt lọc lấy niềm vui cho con mình. Bà tâm niệm “sống cho con chứ không thể sống cho mình”. Vì thương con bà xin chồng đừng đánh trước mặt con, khi thấy con bênh vực mình mà đánh lại bố nó, bà thấy đau lòng, tủi hổ.
  • Chi tiết dòng nước mắt: “Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt”=>

+ Biểu hiện của nỗi đau khổ, tủi nhục mà người đàn bà gánh chịu: sự nghèo đói, tù túng; nạn bạo hành gia đình

+ Nỗi xấu hổ, cảm thấy có lỗi khi để đứa con chứng kiến cảnh cha nó đánh mẹ nó; nỗi lo lắng về những việc trái với luân thường đạo lí mà thằng con có thể làm để bảo vệ mẹ.

+ Biểu hiện của tình mẫu tử thiêng liêng: bà cam chịu bị chồng đánh mà không hề kêu than hay từ bỏ lão cũng bởi vì con, hành động của thằng bé khiến chị sực tỉnh vì nghĩ đến sự phát triển nhân cách của đứa con sau này. Điều đó khiến chị đau hơn bao giờ hết.

  • Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ nhân hậu, giàu lòng vị tha, hi sinh vì chồng, vì con.
  • Sự tương đồng: Hai nhân vật đều mang một tình mẫu tử sâu sắc và cao cả, họ là những người mẹ sẵn sàng chết vì con, giàu đức hi sinh cao cả.
  • Sự khác biệt:

+ Nhân vật Mai là hình tượng người mẹ Tây Nguyên trong giai đoạn chống Mỹ ở Tây Nguyên. Nỗi đau của Mai là nỗi đau của cả dân tộc trong một thời kì đánh giặc  ngoại xâm để bảo vệ quê hương, tổ quốc.

+ Nhân vật người đàn bà hàng chài là hình tượng người mẹ nghèo của đời thường vốn còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Từ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của chị, ta thấy được nỗi đau của bi kịch đói nghèo và bạo lực gia đình.

+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật thể hiện nét độc đáo trong bút pháp của từng nhà văn.

Kết bài: Mỗi người mẹ đều có cách yêu thương con của riêng mình, dù tình yêu ấy trong mỗi hoàn cảnh có những biểu hiện không giống nhau nhưng đều chung nguồn gốc xuất phát từ lòng nhân hậu, vị tha và sự hi sinh vô bờ bến.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →