So sánh Tnú trong Rừng Xà Nu và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ

Có ý kiến cho rằng:Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ  A Phủ dần khép lại. Hãy so sánh  hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú

Dàn ý:

Mở bài. Đi từ điểm chung của hai tác giả, tác phẩm đến điểm riêng của từng nhân vật

  • Điểm chung: Hai nhà văn Tô Hoài và Nguyễn Trung Thành đều gắn bó trực tiếp đến cuộc kháng chiến, họ viết về những người nông dân miền núi chịu nhiều đau khổ nhưng có truyền thống yêu nước, ý chí quật cường.
  • Điểm riêng: Cách xây dựng hình tượng nhân vật mỗi nhà văn có những nét riêng => “Ở Tnu không có vấn đề về tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnu được mở ra từ chỗ A Phủ dần khép lại”.

Thân bài:

  • Giải thích nhận định: “Ở Tnu không có vấn đề về tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnu được mở ra từ chỗ A Phủ dần khép lại”.

+ Tìm đường, nhận đường là quá trình tìm kiếm, nhận thức về lối đi lớn của cuộc đời, lý tưởng sống, chiến đấu, ở đây là tìm thấy lối đi theo Cách mạng giải phóng dân tộc.

+ A Phủ đi từ một người nông dân chưa có lối thoát đến một chiến sĩ cách mạng => tìm đường. Tnu đã có lý tưởng soi sáng khi còn nhỏ.

+ Câu chuyện Tnu mở ra từ chỗ A Phủ khép lại, tức là Tnu là thế hệ nối tiếp con đường cách mạng của A Phủ, thế hệ sau sẽ có những bước phát triển nổi bật, mạnh mẻ so với thế hệ trước.

  • Phân tích hai nhân vật:
  • Điểm giống nhau:

+ Hai nhân vật đều là những người con dân tộc, A Phủ sinh ra ở vùng núi Tây Bắc, Tnu sinh ra ở vùng Tây Nguyên => Đều là những nơi xa xôi, thiếu thốn nhưng  đồng bào lại sống rất chân thành, lam lũ.

+ Đều mồ côi từ bé, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng. Cha mẹ A Phủ qua đời trong một trận dịch đậu mùa, có người làng đói bụng bắt A Phủ đem đổi lấy thóc của người Thái. A Phủ không thích sống ở đồng bằng nên trốn lên vùng núi Hồng Ngài, ở cho nhà này, làm thuê cho nhà khác kiếm sống. Còn Tnú, cha mẹ T nú chết sớm, dân làng Xô Man nuôi T nú lớn khôn.

+ Mỗi người lớn lên đều đại diện cho dân làng: khỏe mạnh, cường tráng, chân thành, siêng năng: A Phủ biết làm nhiều việc như đúc lưỡi cày, cuốc, dăn bò tót, chạy nhanh như ngựa. Con gái trong làng bảo “đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà”. T nú thì từ bé đã sống tự lập, có ý chí học tập. Cụ Mết từng nói “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

+  Hai nhân vật đều hướng đến chính nghĩa, bảo vệ công bằng, dũng cảm, có ý thức chống lại cái ác và tìm ra lối đi đúng đắn: A Phủ dám đánh cả con quan là A Sử vì hắn phá cuộc chơi. Khi bị bắt A Phủ nhận tội mình làm, được Mị cắt dây trói, A Phủ chạy tới Phiềng Sa và được cán bộ Đảng giác ngộ, anh tham gia du kích. T nú đã theo Cách mạng từ bé, anh nuôi quân, làm liên lạc, lớn lên chỉ huy dân làng đành giặc.

– Sự khác nhau:

* Cuộc đời A Phủ nhiều thăng trầm, đau thương như thân phận những người dân nghèo miền núi:

+ Nạn nhân của cái đói, cái khổ: bị người làng đói quá bắt bán cho người Thái

+ Nạn nhân của những tập tục lạc hậu, dị đoan miền núi: đánh con quan nên bị xử phạt tiền và bị đánh đập, không có tiền thì Thống lí Phá tra cho vay, làm nô lệ để gạt nợ, bị đem cúng trình ma nhà chủ nợ.

+ Kiếp sống của một nô lệ: quanh năm suốt tháng làm việc quần quật cho nhà Thống Lí, làm mất bò phải bị trói vào cột, bị bỏ đói chịu rét sắp không sống được nữa…

* Trong A Phủ là hai mặt đối lập của một con người tiêu biểu cho người nông dân nghèo miền núi chưa ý thức được giá trị bản thân và bị thế lực cường quyền đè nén:

+ Sức sống tiềm tàng, ý chí phản kháng: đánh A Sử, khi bị tró không van xin, không cầu cứu, khi Mị cắt dây trói, A Phủ vùng hết sức còn lại để chạy.

+ Tuy nhiên có lúc lại cam chịu, chấp nhận: bị đánh đập, hành hạ bởi những kẻ cường quyền, lý dịch, buộc phải gánh những khoản nợ vô lý; có lúc đi chăn trâu, bò một mình ở rừng mà vẫn không trốn chạy; tự lấy dây thuừng, cọc để Thống lí trói mình

=>Sống theo thói quen cam chịu do bị chèn ép lâu ngày. Họ chưa tìm được lối đi cho cuộc đời, chưa được soi rọi bởi ánh sáng tự do. Sống trong đêm tối vì chưa ai vạch đường, chỉ lối. Dù vậy trong mỗi con người tồn tại sức mạnh của lòng ham sống, sức mạnh ấy bộc lộ rõ nhất khi họ đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết.

=> Tìm ra hai mặt đối lập bên trong nhân vật, Tô Hoài muốn gợi cho người đọc một bếp lửa tàn với bên trên là tro lạnh nhưng ẩn sâu trong ấy là những hòn than đang âm ỉ cháy. Chỉ đợi một cơn gió mạnh là có thể thổi tung lớp tro đi và bùng lên ngọn lửa. Chính vì lẽ ấy mà sau này khi gặp được A Châu, được giác ngộ lí tưởng, A Phủ đã nhận ra con đường đi của mình.

* Nhân vật Tnú

– Cuộc đời T nú được mở ra từ sự khép lại của A Phủ.  Tnú không còn tìm đường nữa mà từ nhỏ đã được nuôi dưỡng bởi ánh sáng cách mạng và tình yêu thương, đoàn kết của dân làng.

– Tnú không chỉ vùng dậy đấu tranh theo tình thần tự phát mà anh được rèn luyện, dạy bảo để trở thành người lãnh đạo của phong trào cách mạng quê hương. Tnú hòa mình vào cuộc chiến, quên đi nỗi đau của bản thân => hình tượng của một người anh hùng cách mạng.

– Tnú là bước phát triển tiếp theo của A Phủ khi đã hóa thân vào cuộc chiến của cả dân tộc, vì thế anh có điều kiện để bộc lộ những phẩm chất mới mẻ mà A Phủ chưa có:

+ Giàu tình yêu thương với gia đình, quê hương, lòng trung thành với cách mạng: tình huống hai mẹ con Mai bị địch tra tấn, anh bị đốt mười đầu ngón tay, sau này làm du kích được nghĩ phép 1 đêm là xin được về thăm buôn làng…

+ Dũng cảm, kiên cường, mưu trí: từ bé đã chẳng sợ địch, băng rừng, vượt suối để nuôi quân và đi liên lạc, lúc bị địch thì nuốt thư, xé rừng mà đi, chọn những nơi nước dữ lội qua…

+ Lập được chiến công: cùng dân làng đánh giặc

  • Tnú có những lợi thế của thời đại: không phải sống trong kiếp nô lệ như A Phủ, lớn lên khi phong trào cách mạng đã đủ lông, đủ cánh, được anh Quyết rèn luyện, dạy bảo từ bé => vì thế cũng thể hiện những phẩm chất mới mẻ của người anh hùng trong thời kì KC chống Mỹ.

Kết bài: Mỗi giai đoạn lịch sử đều có ý nghĩa nhất định, giai đoạn sau bao giờ cũng là bước nối tiếp, kế thừa của giai đoạn trước đó. Tinh thần Cách mạng cũng thế, phải bắt đầu từ việc tìm đường, nhận đường thì mới có một phong trào Cách mạng sôi nổi với những con người xả thân cho quê hương, đất nước cũng như có A Phủ thì mới phát triển đến Tnú.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →