[Văn 10] Tưởng tượng câu chuyện sau khi Trọng Thủy tự tử và gặp Mị Châu ở thủy cung
Bài làm:
Sau khi An Dương Vương cùng Kim Quy rẽ biển biến mất, còn lại trên nền cát thân xác không toàn hình của người con gái ngây thơ đầy tội lỗi, Âu Lạc thành đổ người tan, Triệu Đà chính thức lên làm vua cỏi đất Việt. Lại nói về Trọng Thủy, từ ngày ôm cái xác cụt đầu của vợ ngồi khóc thảm thiết bên bờ biển, gã trở về sống trong nhung lụa cường quyền nhưng gã chỉ mơ 1 lần nhìn thấy bóng người vợ trẻ, nỗi đau ngày một xâu xé con người gã khi ngay cả ảo ảnh của nàng gã cũng không được gặp.
Trọng Thủy tỉnh lại và phát hiện mình dang ở dưới đáy giếng ngọc, trí nhớ man mán cho gã biết được rằng mình đã nhìn thấy đôi mắt yêu kiều của Mị Châu dưới đáy giếng khơi, nhanh chóng gã đã nhảy xuống giếng, nhất quyết không để Mị Châu bỏ đi, vì một lần cách xa đã khiến hai người li biệt mãi mãi, gã không muốn nó sẽ tái diễn lần thứ 2. Nhìn vào hai bàn tay mình, gã biết giờ mình đã là một hồn ma, cũng tốt, gã đã trả xong nợ trần ai với những rào buộc thân phận, giờ gã có thể đi tìm Mị Châu, cầu xin sự tha thứ. Trọng Thủy ra khỏi giếng, đến biệt cung của mình, nơi đang treo cờ hoa trắng xóa, ảm đạm bi ai, không ngờ một ngày gã có thể chứng kiến đám tang cho chính mình. Bước đến bên vị vương già đang đâm chiêu, Trọng Thủy quỳ xuống vái lạy người cha già xem như trả xong hiếu đạo và bước chân ra đi.
Vì biết vợ chết ở bờ biển, Trọng Thủy bắt đầu tìm manh mối của vợ từ biển Đông, rẻ nước đi vào gã hỏi những hồn ma đã chết biển trên đường thì hay rằng mấy tháng trước Thần Kim Quy có đưa một người đàn ông già và một cô gái trẻ xuống thủy phủ, người đàn ông thì dáng vẻ oai nghiêm, xem chừng không là kẻ vương giã cũng là bậc đế vương còn cô gái trẻ thì dung mạo xinh đẹp nhưng lại rất u uất, trên cổ cô có đeo một chiếc khăn choàng màu huyết loan lổ. Thần Kim Quy cho phép cả hai được sống trong thủy cung, tuy nhiên nghe bọn cá ngựa kể lại rằng cô gái cầu xin được dựng một ngôi nhà bằng san hô và rong tảo ở ngoài thủy cung, ngày ngày bỏ cát vào cổ rồi tháo khăn vắt máu cho trai ăn, không hề than oán…Trọng Thủy nghe đến đây lòng đau không tả xiết, gã chắc chắn, người con gái kia chính là người vợ xấu số của gã, đang phải chịu đọa đày cho những lỗi phạm mà mình gây ra. Không phải đợi thêm, không vì những cảnh đẹp nơi thủy cung làm phân tâm, Trọng Thủy cố bơi thật nhanh để tìm đến nơi Mị Châu đang ở.
Nơi Mị Châu đang tạ tội nằm phía bên phải của thủy cung, đó là một gian nhà rong nhỏ nhắn đơn sơ, trên đường đi vào, 2 bên san hô mọc đầy và phô diễn đầy màu sắc, trước cửa gian nhà có một chum đá nuôi trai rất lớn, đến hàng ngàn hàng vạn con. Gã nghĩ đến ngày nào vợ cũng vắt máu cho trai ăn, thân xác nàng nào có còn? Vừa bước vào khuôn viên nhà, thì bóng một người con gái trong gia nhà cũng đi ra. Có phải vì ánh sáng nơi biển khơi không đủ mà trước mặt gã là người con gái với nước da trắng xóa, đôi mắt khoét sâu ngập tràn bi ai. Đôi mắt chết.
Vừa nhìn thấy Trọng Thủy, Mị Châu kinh ngạc, nhưng rất nhanh ánh mắt của nàng nhanh chóng im lìm như cũ, nàng cất tiếng hỏi người đàn ông đứng như trời trồng trước mặt mình.
- Hôm trước nghe nói có đắm thuyền, chàng đi trên ấy à?
- Không, ta đi từ giếng Ngọc đến đây tìm nàng!
- Gặp ta để xem ta phải rửa tội thế nào ư?
- Không, ta xin nàng sự tha thứ!
Lúc này đôi mắt lặng của Mị Châu nổi phong ba, nàng lớn tiếng đáp lại, như nhiêu dồn nén được tuôn ra.
- Xin tha thứ, người chàng cần xin tha thứ chính là con dân của Âu Lạc, những người dân đen yêu chuông hòa bình ấy đã từng gọi chàng một tiếng Phò Mã, cho người cha với hi vọng dùng tình yêu hóa giải chiến tranh, cho những người lính của nước Triệu phải bỏ mạng khi bị Triệu vương đồ xác bằng cách đi phu phen phục dịch. Chứ không phải là ta, ta không xứng đáng để có thể tha lỗi cho chàng, vì ta là một người vợ tồi vì không biết được tâm cơ của chồng, một người con đại bất hiếu và một người công dân đại bất trung!
Trọng Thủy đau đớn phân trần
- Một ngày là vợ chồng thì trăm năm không quên nghĩa tao khang, chỉ vì chúng ta lại sinh ra trong hai nước cừu địch, tham vọng của cha ta to lớn, là con chữ hiếu đi đầu ta không thể nào trái lệnh. Khi hỏi nàng về áo lông ngỗng chỉ với mong muốn một ngày gặp lại nhau ta sẽ bù đắp cho nàng, huống hồ cha ta cũng là một ông vua biết lo lắng cho dân, sẽ không khiến con dân nàng phải khổ cực. Nhưng hỡi ôi ta nào biết kết cục nàng phải mất mạng, ta mất đi người vợ quý giá mà suốt đời này ta nào kiếm được.
- Vậy cha ta không là vị vua tốt ư? Chúng ta phải thôn tính, phải đạp lên xương máu của nhau mà sống ư? – Mị Châu ai oán trả lời.
Trọng Thủy u uẩn, trước mắt gã không còn hình ảnh người vợ ngây thơ và trong sáng nữa, nét dịu dàng vẫn còn đó nhưng mỗi lời nói của nàng là những vết dao khoét vào tim của cả hai. Mị Châu lẳng lặng tháo chiết khăn quàng cổ ra, lộ giữ cổ một đường ngang dài và hoen rỉ máu.
- Ngày ngày ta nhìn vết cắt của nhát dao này như nhìn vào chính cõi lòng mình, bao nhiêu con dân Âu Lạc đã vì ta mà đổ máu, đây là sự trừng phạt mà chính bản thân ta muốn, để phải thông suốt rằng mỗi một hành động của mình sẽ ảnh hưởng đến không biết bao nhiêu người xung quanh, mỗi một quyết định của mình là một cái giá dù ít hay nhiều vẫn phải trả.
Trọng Thủy giờ đã hiểu, mình không bằng người con gái này, trước đã không và giờ càng không, gã lên tiếng
- Bây giờ ta mới biết rằng, ta hoàn toàn không bằng nàng. Ta không còn dám xin nàng tha thứ nữa, bởi vì khi được tha thứ, cõi lòng ta nhẹ nhàng mà quên đi tội ác mà mình gây ra.
Mị Châu lắc đầu, nhìn gã
- Ta đã tha thứ cho chàng, vì không người vợ nào thù hận chồng mình, huống hồ ta đã yêu chàng từ ngày chúng ta được ban hôn. Nhưng ta sẽ không bao giờ quên.
Nói đoạn Mị Châu dời bước vào nhà, phút chốc hóa hư không, chỉ còn lại gian nhà trống, quạnh quẻ, im lìm. Trọng Thủy ngước mặt lên nhìn làn nước xanh thẩm, hô lớn
- Hởi Thần Kim Quy cai trị biển Đông, con xin thần ban cho con một hình phạt vì đã gây ra những tội lỗi vừa qua, con xin nguyện một ngày con dân Âu Lạc không được hưởng yên ấm như ngày xưa thì một ngày con chưa thoát kiếp.
Dứt lời, linh hồn Trọng Thủy hóa thành con còng gió, cả đời xe cát biển Đông, càng xe càng mất, càng mong càng buồn. Trai của Mị Châu ăn phải cát, đau đớn mà tạo ngọc, ngọc ấy lại to đẹp và lấp lánh lạ thường.