III. Ôn tập Văn bản Thơ – học kỳ 1 – văn lớp 8
3.1. Tác phẩm “Đập đá ở Côn Lôn” – Phan Châu Trinh.
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (kết hợp với tự sự, miêu tả).
– Chủ đề: Vẻ đẹp của người chí sĩ yêu nước dù bị tù đày đến tận đảo xa nhưng vẫn giữ khí phách và nung nấu ý chí cách mạng.
– Nghệ thuật: Giọng điệu ngang tàng, sử dụng nhiều hình ảnh đối lập, hình ảnh ước lệ tượng trưng.
– Nội dung chính: “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa nên hình tượng của người anh hùng bất đắc chí, vướng vào tù tội bởi lòng yêu nước và ý chí độc lập, tự chủ. Với nhiều hình ảnh đối lập cùng cách ngắt nhịp linh hoạt tạo nên khẩu khí ngang tàng, xem lao động khổ sai như “việc con con”, dù cực khổ, gian lao không những không hề than vãn mà con nun nấu ý chí chiến đấu sắc son.
3.2. Tác phẩm “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” – Phan Bội Châu.
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm (kết hợp với tự sự, miêu tả).
– Chủ đề: Thái độ ngang tàng, ngạo nghễ của người chí sĩ yêu nước.
– Nghệ thuật: Giọng điệu đa dang, linh hoạt, sử dụng điệp từ, dùng lối nói khoa trương, phóng đại
– Nội dung chính: Thông qua “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, Phan Bội Châu đã thể hiện được những suy tư chất chứa trong lòng, khi thì trào phúng cười cợt, khi thì trầm thống, thiết tha, khi thì ngang tàng ngạo nghễ và kết túc bàng lời thơ đầy khí phách, tự hào. Những hình ảnh phóng đại như hòa cùng giọng điệu bài thơ khắc sâu vào tượng đài người tù những dấu ấn của sự hào hùng vươt lên thực tại khắc nghiệt của chốn đề lao.