Thuyết minh về cây lúa nước
Mở bài:
“ Hạt gạo làng ta
có bão tháng bảy
có mưa tháng ba
giọt mồ hôi sa
những trưa tháng sáu”
từ ngày còn chưa đánh vần được câu chữ chúng tôi đã nằm lòng bài hát ngợi ca hạt gạo quê mình. Để có được hạt gạo trắng ngần cây lúa cùng người nông dân trải qua bao mùa mưa gió từ hạt thóc nảy mầm đến những bó mạ non mơn mởn rồi cho đến khi lúa kết hạt tròn đầy chất ngọc của phù sa thì một đời lúa khép lại nhường cho những mùa kế tiếp viết tiếp câu chuyện họ hàng nhà lúa. Cây lúa không còn xa lạ gì với con người Việt Nam nhưng để hiểu hết về nó là cả một câu chuyện dài.
Thân bài:
- Lịch sử, nguồn gốc cây lúa
- Lúa là loại cây lương thực chính của thế giới được xếp vào hàng lục cốc, đặc biệt ở các quốc gia châu Á,lúa là thực phẩm không thể thiếu.
- Lúa có hai loài có nguồn gố từ nhiệt đới và cận nhiệt. Quê hương của giống lúa Oryza glaberrima ở Châu Phi còn tổ tiên giống lúa châu Á (Oryza sativa) là một loại lúa hoang phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước.
- Đặc điểm sinh học, hình thái của cây lúa
- Cây lúa thuộc thân cỏ, mềm sống nhờ vào nước vì thế nó còn được gọi với tên lúa nước. Cây lúa nước thân thẳng, rỗng được nối với nhau bằng nhiều đốt. Lúa gồm các bộ phận: thân, lá, rễ,hoa, hạt
+ Thân lúa: Chiều rộng của thân từ 2 – 3cm, cao từ 1m- 1,8m tùy thuộc vào giống lúa và điều kiện gieo trồng.
+ Rễ lúa: rễ chùm mọc thành cụm có độ dài tương đối và khả năng hút nước tốt, tuy nhiên rễ lúa không thể chống chọi với điều kiện ngập nước lâu ngày.
+ lá lúa: lá lúa mỏng, bản hẹp có cạnh bén, ngang từ 2 – 2.5 cm, dài từ 50- 100 cm.
+ Hoa lúa nhỏ, mọc thành từng cụm cong xuống và chứa những hạt phấn, lúa thuộc cây tự thụ phấn.
+ Hạt lúa: là loại hạt ngũ cốc, nhỏ và cứng, bên trong là hạt gạo được vỏ trấu bao bộc. Hạt có thể dài 5 – 12mm và dày 2- 3 mm.
- Cách gieo trồng và những giai đoạn phát triển của cây
- Hạt lúa tốt của mùa trước được người nông dân chọn lại gọi là lúa giống. Đến thời vụ, người nông dân đem lúa ngâm ủ để hạt nảy mầm.
- Sau khi hạt nảy mầm, gieo hạt ở các luống đất ruộng đã qua cày xới để đảm bảo hạt bám đất và tiếp tục phát triển thành mạ non
- Mạ non được nhổ cẩn thận và cấy lại trên những đám ruộng chính thành hàng và khoảng cách các hàng thích hợp sau cho lúa có thể nở ra những bụi lớn hơn. Mạ lớn dần thành cây lúa trưởng thành rồi cho hoa, kết hạt. Hạt lúa chín căng tròn, cong xuống, ngả màu vàng là lúc thu hoạch.
- Người nông dân gặt lúa và dùng máy tuốt lúa, qua các công đoạn xay lúa thì cuối cùng thu được hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra các phụ phẩm khác như cám, trấu, rơm đều có vai trò quan trọng.
- Để cây lúa phát triển và bội thu, phải chăm sóc lúa theo từng giai đoạn và tuân thủ những kinh nghiệm của ông cha “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
- Vai trò của cây lúa
- Trong đời sống người dân:
+ Lúa cho hạt gạo là lương thực không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người Việt.
+ Gạo còn là nguyên liệu chính để làm các loại bánh đặc sản như: bánh ít, bánh canh, bánh cam, bánh chuối…không chỉ vậy món bánh mang hương vị Việt Nam – bánh chưng, bánh tét còn được làm từ gạo nếp.
+ Cám được lấy ra từ hạt lúa là thức ăn tốt nhất cho lợn, gà, vịt
+ Vỏ trấu dùng làm chất đốt, phân sau khi đốt dùng làm phân bón cho cây.
+ Rơm rạ là thức ăn cho bò, trâu, dê. Ngày xưa ông cha ta còn lấy rơm làm nhà, sưởi ấm, bện thành những con cúi để giữ lửa…
+ Cây lúa là tài sản lớn nhất của người nông dân, nuôi sống họ bao đời nay và còn là nông sản chính xuất khẩu của nước ta.
+ Trên những cánh đồng lúa, là nơi sinh sống của rất nhiều loài động thực vật khác có giá trị kinh tế như cá, rùa, rắn, lươn, các loại rau…
- Trong đời sống tình cảm và nghệ thuật
+ Cây lúa trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam, người nông dân quý cây lúa như quý hạt ngọc của trời, thế nên có rất nhiều câu ca dao về cây lúa “trời mưa cho lúa thêm bông/ cho đồng thêm cá cho sông thêm thuyền”..
+ Cây lúa còn tượng trưng cho đức tính cần mẫn, chịu thương chịu khó, hiền lành và chất phác của con người, nó nhắc nhở ta về những vẻ đẹp ruộng đồng mang tính thuần hậu phong thủy.
+ Những cánh đồng mạ non xanh biếc hay đồng lúa chín bát ngát cùng cánh cò trắng bay về tổ là hình ảnh đẹp không chỉ đi vào thơ ca, hội họa mà còn ở những bức ảnh lịch của năm.
Kết bài: Thấy được những đặc tính của cây lúa để hiểu hơn về vai trò và ý nghĩa của loài cây thân thuộc này đối với đời sống và tình cảm của mỗi con người. Từ ngàn đời xưa trãi qua những bão táp của lịch sử và giống tố của thiên nhiên, cây lúa vẫn một mực thủy chung với con người, đời đời kiếp kiếp cùng người nông dân bầu bạn.