Đề 4:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)
Cảm nhận về đoạn thơ trên từ đó liên hệ với bài thơ Từ Ấy để bình luận ngắn về ý kiến sau: Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau các xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng động dân tộc”.
Gợi ý làm bài:
Mở bài:
– Tố Hữu là nhà thơ chính trị, giác ngộ lí tưởng Cách mạng từ rất sớm và là lá cờ đầu trong phong trào văn nghệ cách mạng.
– Là một nhà thơ lớn có số lượng tác phẩm giá trị đồ sộ, thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống và tình cảm đối với Cách mạng, nhân dân. “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau các xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng động dân tộc”. Điều ấy thể hiện rõ qua hai bài thơ Từ Ấy và Việt Bắc.
Thân bài:
– Khái quát về bài thơ và đoạn thơ:
+Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác “Việt Bắc”
+ Đoạn trích thuộc phần đầu của bài thơ
– Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về đoạn thơ:
* Về nội dung: tấm lòng thủy chung, son sắt cũng như tình cảm chân thành của người đi và kẻ ở. Song song với nỗi nhớ là cảnh vật, con người, kỉ niệm sinh hoạt, kỉ niệm kháng chiến hiện ra một cách chân thật.
+Hai dòng thơ đầu: cặp từ “đây – đó” kế bên nhau tạo mối quan hệ khăng khít gắn bó tuy hai mà một của người dân Việt Bắc với chiến sĩ. Cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ chỉ những khó khăn, gian khổ mà các chiến sĩ và nhân dân đã cùng trải qua, đó cũng là những khoảnh khắc kỉ niệm ngọt ngào, sâu lắng.
- Hai câu thơ đầu diễn tả sự đồng cam cộng khổ của người Việt Bắc và chiến sĩ.
+Hai câu tiếp: Nhiều hình ảnh chân thật của thiên nhiên miền núi “củ sắn lùi, bát cơm, chăn sui” kết hợp với các động từ “chia, sẻ, cùng” tái hiện những thiếu thốn, khó khăn trong buổi đầu cuộc chiến. Đối mặt với những thiếu thốn ấy, nhân dân cùng với chiến sĩ luôn bên nhau, chia sẻ, đoàn kết, tương trợ.
- Mối quan hệ quân và dân gắn bó như cá với nước. Những ngày tháng gian khổ ấy luôn ghi khắc trong lòng người nhắc nhở người đi nhớ từng kỉ niệm, từng gương mặt.
+Hai câu thơ tiếp theo: “người mẹ nắng cháy lưng”, “địu con” là hình ảnh thật tả những người mẹ miền cao vừa chăm con vừa lao động. Đó cũng là hình ảnh người mẹ quê hương tảo tần, chắt chiu bằng mồ hôi, nước mắt để nuôi cách mạng.
- Cái nhìn đi từ cụ thể đến khái quát: Việt Bắc là cái nôi cách mạng, là người mẹ nuôi nấng đứa con từ lúc tượng hình đến khi khôn lớn.
+Bốn câu cuối: Nhớ Việt Bắc là nhớ những buổi sinh hoạt rộn ràng tinh thần kháng chiến: “lớp học i tờ” lớp bình dân học vụ đêm ánh sáng tri thức đến mọi người; “ngày tháng cơ quan, gian nan núi đèo” là ngày tháng hoạt động cách mạng trong lòng nhân dân, giữa rừng núi Việt Bắc; nhớ nơi đây là nhớ về những âm thanh quen thuộc đã nằm lòng “tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối..”
- Nỗi nhớ Việt Bắc là nỗi nhớ dạt dào và trùng điệp vang mãi trong tấm lòng mỗi con người kháng chiến.
- Về nghệ thuật:
- Sự hài hòa thống nhất giữa các cung bậc cảm xúc: nhớ người, nhớ thiên nhiên và nhớ cuộc sống Việt Bắc
- Thể thơ lục bát, lối đối đáp mình ta, hệ thống từ láy, điệp từ…khiến câu thơ mang tâm tình ngọt ngào, sâu lắng.
- Liên hệ với bài thơ Từ ấy và bình luận về ý kiến:
- Cái tôi trữ tình là sự thể hiện quan điểm thẩm mỹ, tình cảm của cá nhân một nhà thơ trước thiên nhiên, đất nước, con người…
- Cái tôi của Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ vì Tố Hữu luôn sống hết mình vì nghĩa lớn đối với nhân dân, cách mạng.
- Phân tích, chứng minh thông qua bài thơ Từ Ấy:
+ Bài thơ là một sự đánh dấu cho bước chuyển biến trên con đường nghệ thuật của Tố Hữu, cũng là tên tập thơ đầu của ông.
+ Bài thơ là tiếng lòng của một chàng trai khi bước vào cuộc đời đã tìm thấy lối đi đúng đắn cho mình. Trong niềm hân hoan bắt gặp lí tưởng sống, nhà thơ say sưa bộc lộ quan điểm của mình là sống gắn bó với cách mạng, nhân dân. Buộc cái tôi cá nhân vào cái ta chung của cộng đồng, sống đương đầu và chịu trách nhiệm trước cuộc đời.
- Đó là những suy nghĩ, đường lối tích cực, mạnh mẽ mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến.
- Người thanh niên 17 tuổi rạo rực khát vọng của Từ Ấy dần trưởng thành trong hàng ngũ lãnh đạo của phong trào cách mạng. Lúc này ta bắt gặp hình ảnh nhà thơ chiến sĩ hòa mình và cộng đồng, đặt lòng mình với niềm tin của nhân dân để bày tỏ ân tình giữa người đi kẻ ở trong Việt Bắc.
- Cái tôi trữ tình trong chặng đường thơ này nhập tôn vinh hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ sự biết ơn, cảm phục trước tấm lòng của nhân dân dành cho chiến sĩ.
Nhận định rất đúng đắn “Ngay từ đầu, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu đã là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc”.
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ. Cảm nghĩ của bản thân về cái tôi trong thơ Tố Hữu qua 2 bài thơ.