Tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa – Dàn ý chi tiết

Đề: Tình huống truyện độc đáo, giàu dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. 

Dàn ý thân bài:

– Tình huống truyện: là hoàn cảnh được tác giả tạo dựng bằng một sự kiện đặc biệt để từ đó thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác giả.

–  Biểu hiện: tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” được tạo nên bởi hai sự kiện đặc biệt cũng là hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

Tình huống 1: Ở ngoài bãi biển

+ Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng :Bức tranh thiên nhiên toàn bích của chiếc thuyền lưới vó đang tiến gần bờ trong buổi sớm mai “trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu..tôi tưởng chính mình vừa khám phá cái chân lí của sự hoàn thiện..”. Trong đôi mắt người nghệ sĩ khát khao cái đẹp thì đó là “cảnh đắt trời cho” chứa đựng chân lí sự hoàn thiện, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.

+ Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí, phi nghệ thuật: Cảnh tượng xấu xí: người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, người đàn ông cục mịch, hung bạo. Thiếu tính người: người chồng đánh đập vợ thô bạo, đứa con bảo vệ mẹ, đánh lại cha.=>  Người nghệ sĩ cay đắng nhận ra: đằng sau cái đẹp cảnh “đắt” trời cho là khung cảnh xấu xí, chứa đựng sự thật tàn nhẫn – nạn bạo hành gia đình.

Tình huống 2: Ở tòa án huyện (tình huống truyện nhận thức)

–  Người đàn bà dù bị đánh đập, bị nguyền rủa mỗi ngày bởi người chồng vũ phu nhưng khi tòa khuyên bà bỏ chồng thì bà lại van xin “quý toàn bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Với bà “người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” là rất khó khăn. Dù người đó có vũ phu thì cũng cần đến những lúc sóng gió ngoài biển khơi.

  • Niềm vui của bà là được ngắm con cái ăn no, ngủ say và chờ đợi những đôi lúc “vợ chồng con cái hòa thuận vui vẻ”, người đàn bà trên thuyền sống vì con.

–  Câu chuyện người đàn bà khiến Phùng và Đẩu một lần nữa nhận thức sâu hơn về cuộc đời:

+ Cuộc sống mưu sinh có thể làm người hiền lành trở nên thô bạo

+ đằng sau vẻ xấu xí kia thì người đàn bà lại nhân hậu, vị tha, hiểu đời

+ vị chánh án nhận ra cuộc sống hôn nhân không dễ dàng giải quyết được bằng cách dứt khoát như anh nghĩ.

+ nhà nhiếp ảnh nhận ra nghệ thuật thì đẹp đấy nhưng cuộc đời sinh ra nghệ thuật vẫn nhiều khiếm khuyết. Hình thức bên ngoài của người đàn bà không nói lên được lòng vị tha, nhân hậu và nỗi đau bên trong. Người cán bộ đôi khi lại chưa thể thấu hiểu vì còn thiếu trải nghiệm

*Ý nghĩa tình huống truyện:

–  Tư tưởng và chủ đề của tác phẩm được thể hiện qua tình huống truyện: Đó là những phát hiện sâu sắc của người nghệ sĩ về cuộc đời, con người, sự gắn kết giữa nghệ thuật và đời sống.

+ Cuộc đời vốn là bức tranh nhiều màu sắc, nhiều nghịch lý mà khi nhìn vẻ bề ngaoif khó lòng mà đánh giá. Từ cái nhìn của chánh án Đẩu, tác giả cho ta cái nhìn đa chiều, toàn diện.

+ Đôi khi thiện chí không là chưa đủ để giúp đỡ ai đó, cần phải gắn liền với thực tế để trãi nghiệm, thấu hiểu họ.

+ Mỗi chúng ta cần nhìn lại bản thân để hoàn thiện nhân cách.

+ Nghệ thuật không thể tách rời cuộc đời, nó phải có cội rễ từ đời sống và phản ánh đời sống chân thật nhất.

–  Tình huống truyện còn mang ý nghĩa nền tảng để nhà văn xây dựng thành công nhân vật:

+ Người đàn bà hàng chài với nỗi khổ cả thể xác lẫn tâm hồn thế nhưng vẫn ngời lên đức tính tốt đẹp của người phụ nữ.

+ Người chồng là kết quả của cuộc sống túng thiếu, bế tắc

+ Phùng – người nghệ sĩ tha thiết với cuộc đời, Đẩu- chánh án có lòng tốt nhưng cra hai còn thiếu kinh nghiệm sống.

–  Tình huống truyện còn lôi cuốn người đọc bởi nhiều sự vỡ ra, bất ngờ.

–  Tình huống truyện chứa đựng giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →