Dàn ý thuyết minh chiếc nón lá (Văn 8)
Mở bài:
“Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che”
Đã từ bao đời nay chiếc nón lá đã đi vào thơ ca, âm nhạc, hội họa dân tộc một cách mộc mạc và thân thương nhất. Không cầu kì, sang trọng nhưng chẳng hiểu sao khi đi kèm với chiếc áo dài, áo bà ba,nón lá bỗng trở nên duyên dáng lạ lùng hay tại vốn chính bản thân chiếc nó đã mang dáng hình xứ sở.
Thân bài:
- Nguồn gốc chiếc nón lá
- Lịch sử của chiếc nón lá vẫn là câu chuyện dài như nền văn minh của dân tộc. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng từ lúc nhân dân ta bắt đầu cuộc sống với nền nông nghiệp và biết sử dụng lá để làm nhà, làm các công cụ khác thì chiếc nón cũng ra đời từ đấy.
- Hình ảnh chiếc nón lá đầu tiên được chạm trên trống đồng Ngọc Lữ, thạp đồng Đào Thịch cách đây khoảng 2500 – 3000 5 TCN
- Cấu tạo nón lá:
- Nón lá thông thường có hình chóp đều, tuy nhiên một số chiếc nó lá tùy thuộc vào công dụng khác nhau mà hình dáng cũng thay đổi, có thể hình tù, nón rộng vành…
- Lá nón xếp đều trên khung hình vòng cung làm từ tre và bện chặt với khung bằng những sợi chỉ.
- Mỗi vùng miền có các loại lá khác nhau để làm nón như: lá cọ, lá dừa nước, lá cối, lá tre…
- Nón lá có dây đeo vào cằm, cổ để giữ nón khỏi bay.
- Cách làm nón
- Chọn lá, sấy và ủi lá: Miền Nam nón lá được làm chủ yếu từ lá dừa. Khi chọn lá phải chọn lá già, to và không bị rách, phân loại lá và xử lý lá bằng lưu huỳnh. Ở miền Bắc, lá cọ được sử dụng làm nón. Loại lá này đòi hỏi công phu, tỉ mỉ, lá phải vừa, gân lá màu xanh, lá màu trắng xanh, mặt lá bóng…đem lá hong trên bếp than (không phơi nắng), sau đó phơi sương 2 -4 giờ cho lá mềm. Cuối cùng là dùng dụng cụ ủi từng chiếc lá.
- Chuốc vành, lên khung, xếp nón: Những nan tre được chuốt tỉ mỉ thật nhỏ và bóng, sau đó uốn cong thành 16 vòng theo kích thước từ lớn đến bé đặt vào khung gỗ. Người thợ sẽ xếp lá lên khung, cách xếp lá tùy thuộc vào từng loại nó dày hay mỏng, nón thường hay nón bài thơ. Riêng nón lá Huế, lớp trong gồm 20 lá, lớp ngoài 30 lá, lớp giữa đặt bài thơ hay hình ảnh để khi soi trong ánh nắng có thể đọc được bài thơ và ngắm ảnh.
- Chằm nón: Khi lá được xếp đúng vị trí, người làm nón dùng kim khâu và chỉ nilong trong suốt để cố định từng lớp lá vào vành nón. Các đường khâu xếp xích nhau, đều đặn. Sau đó, người ta phủ lên lá một lớp dầu bóng để chiếc nón bền,đẹp.
- Ở nan nón thứ 3, 4 từ ngoài vào, người thợ sẽ kết chỉ màu để cột quai nón.
- Công dụng
- Chiếc nón lá là người bạn của người nông dân che mưa, che nắng trên đồng ruộng, quạt mát những buổi trưa hè, theo các bà đi chợ, theo các cô thiếu nữ đến trường…
- Chiếc nón là còn là cảm hứng của các nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, là công cụ biểu diễn những tiếc mục múa hát truyền thống.
- Chiếc nón còn mang tinh thần dân tộc, là món quà lưu niệm, là truyền thống nông nghiệp mang nét đẹp tinh khôi, giản dị của quê hương..
- Phân loại nón và các thương hiệu nổi tiếng:
- Phân loại: nón ngựa, nón dấu, nón bài thơ, nón cối, nón rơm….
- Thương hiệu: làng nón Đồng Di (Phú Vang), làng nón Phủ Cam (Huế), làng nón Chuông…
- Bảo quản: Để nón được lâu bền nên che nắng tránh đội lúc trời mưa. Không nên để nón dưới ánh nắng hoặc nơi có nhiệt độ cao để nón không bị cong vành hoặc mau ố vàng.
Kết bài: Ngày nay khi con người đứng trước sự lựa chọn của hàng loạt những trang phục thẩm mĩ hợp thời mới trong đó có chiếc nón. Nón nỉ, nón vải, nón kết, mũ lưỡi trai…trở nên thông dụng nhưng nón lá chưa bao giờ bị quên lãng. Khi nào quê hương mình còn cánh cò trắng trong ca dao, còn chiếc áo dài, áo bà tha thướt thì còn nón lá che nghiêng gợi nhớ thương cho người đi kẻ ở.