Phân tích bức tranh Tứ Bình trong bài thời Việt Bắc

Văn 12: Phân tích bức tranh Tứ Bình trong bài thời Việt Bắc

  • Mở bài:

Mười câu thơ trên nằm trong đoạn thứ năm của bài thơ Việt Bắc. Nếu tách chúng ra thì nó vẫn mang một ý nghĩa trọn vẹn về bức tranh tứ bình của Việt Bắc. Bức tranh ấy hiện lên qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và những chuyển biến trong thiên nhiên tươi đẹp. Bức tranh ấy còn chan chứa tình người với một nỗi luyến lưu, thương nhớ giữa người đi, kẻ ở.

  • Thân bài:

a. Hai câu thơ đầu:

“Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”

+ Hai câu thơ đầu gợi mở nội dung của cả đoạn thơ, ấy là cuộc chia tay của những người quân dân và nhân dân nơi miền ngược. Nhưng cuộc chia tay này lại giống như cuộc chia tay của những người đang yêu nhau hay của một đôi vợ chồng son sắt.

+ Hai đại từ “mình”, “ta” được sử dụng xuyên suốt và lặp lại nhiều lần trong hầu khắp các câu thơ của bài thơ Việt Bắc, thế nhưng nó không hề đơn điệu, mỗi lần nhắc đến là nó lại mang cung bậc tình cảm và cảm xúc khác nhau. Sự kết hợp ta – mình – ta trong câu thơ đầu đùng để hỏi nhưng sự kết hợp ta – ta trong câu thơ sau là để nhân vật trữ tình giãi bày tâm sự.

+ Bao nhiêu ngày gắn bó cùng Việt Bắc, kỉ niệm giữa cảnh và người, giữa người và người chan chứa bao ân tình. Khi phải rời miền ngược về xuôi, nhân vật trữ tình hẳn phải lưu luyến nhung nhớ tha thiết mỗi cảnh vật và con người nơi đây, cái nào cũng đáng nhớ, đáng thương, đáng trân trọng.

 

b. Bức tranh tứ bình đẹp như cảnh thần tiên của Việt Bắc

  • Bức tranh tứ bình được gợi tả bằng những hình ảnh, đường nét, âm thanh tươi vui, rực rỡ và chan chứa tình cảm của tác giả. Đọc những câu thơ nhịp nhàng, êm ái nhue tiếng suối, tiếng hát và tiếng lá rừng hòa quyện với tiếng lòng của con người. Bốn mùa hiện lên bằng bốn cặp câu, câu trên là tả cảnh, câu dưới tả người. Mỗi mùa lại có những nét rất riêng, đậm chất rừng núi mà nét nào cũng khiến người đi bịn rịn, nhớ nhung.

+ “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”

Nhớ đến cảnh mùa đông, tác giả lại nhớ đến rừng xanh hoa chuối. nhắc đến mùa đông chắc ai cũng nghĩ đến cảnh lạnh lẽo, u ám nhất là ở giữa những cánh rừng mênh mông, thế nhưng vì một màu đỏ rực của hoa chuối rừng đã nhuốm lên ngọn lửa ấm áp cho khu rừng, cảnh vật cũng tươi tắn theo, lòng người cũng ấm lại.

+ Mùa xuân Việt Bắc không vàng rực mai hay đỏ thắm hồng đào mà trắng tinh khiết của hoa mơ “ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Mùa xuân ở Việt Bắc không chỉ tươi tắn và còn nên thơ.

+ “Ve kêu rừng phách đổ vàng”

Câu thơ gợi cảnh màu thu với tông màu vàng rực của rừng phách và tiếng ve kêu râm ran khắp nơi. Sự chuyển biến của thiên nhiên cảnh vật theo mùa khiến tâm trạng con người cũng đi từ niềm vui này sang bỡ ngỡ khác. Không phải sự ấm áp tươi tắn của màu đông, không phải vẻ tinh khôi thơ mộng của màu xuân, mùa hạ ở Việt Bắc như chiếm lấy hồn người trước cái màu vàng làm xốn xang tâm trạng.

+ “Rừng thu trăng gọi hòa bình”

Bức tranh cuối cùng là của mùa thu, màu thu ước nguyện, màu thu dịu dàng với ánh trăng sáng giữa bầu trời vằng vặc. Ánh trăng thu đại diện cho hòa bình, ấy là ước mong chình đáng cũng là mục đích của cuộc cách mạng nên ánh trăng trong bức tranh tứ bình này vùa thân thiết như tri kỉ lại vừa thiêng liêng.

  • Câu thơ trước là cảnh, câu thơ sau là người, cảnh vật xinh đẹp làm nền cho sự xuất hiện của những con người bình dị nhưng lại chan chứa ân tình với cách mạng. Họ cưu mang, giúp đỡ cách mạng, sống chan hòa với các chiến sĩ, họ tin tưởng và son sắt với cách mạng. Cảnh và người gắn liền, hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau.
  1. Tình cảm gắn bó với quê hương, cách mạng của nhà thơ
  • Phải sống gắn bó, yêu thương và tin tưởng nhà thơ mới có thể vẽ nên bức tranh VB tuyệt đẹp như thế. Từng chi tiết nhỏ, từng âm thanh, hình ảnh bình dị đời thường nhưng lại trở thành nỗi nhớ da diết của nhà thơ khi rời nơi đây. Nếu không có một sợi dây ân tình liên kết giữa nhà thơ và người dân vùng núi rừng thì làm sao nhà thơ lại bịn rịn, lưu luyến không nỡ rời xa như một người yêu xa cách một người yêu.
  • Cảnh núi rừng hiện ra tươi đẹp, bình yên chứ không hoang vu, hiểm nguy như những gì ta thường nghĩ, điều đó chứng tỏ nhà thơ có cái nhìn yêu thương, cảm thông, trân trọng với con người nơi đây.
  • Cả bài thơ mang giọng điệu tha thiết, bâng khuâng, lưu luyến, đó là kết quả của việc sử dụng thành công thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao.
  • Kết cấu đối đáp mình ta xuyên suốt bài thơ như lời đối đáp của hai nhân vật nhưng thật sự chính là sự phân thân của tác giả dựa trên sự đồng cảm, gắn bó, yêu thương và thấu hiểu giữa người ra đi và kẻ ở lại.

 

 

 

 

4.5/5 - (2 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →