IV. Ôn tập Văn bản văn học nước ngoài – học kỳ 1 – văn lớp 8
4.1. Truyện cổ tích “Cô bé bán diêm” – An-đéc-xen.
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Lòng thương cảm, xót xa dành cho những số phận bất hạnh
– Nghệ thuật: Câu chuyện cổ tích với nhiều tình tiết kỳ ảo, sắp xếp hợp lý. Bối cảnh tạo dựng với hình ảnh đối lập, tăng sắc thái biểu cảm cho câu chuyện.
– Nội dung chính: Bằng những hình ảnh cảm động, An-đéc-xen, qua câu chuyện Cô bé bán diêm đã thể hiện được niềm cảm thông, thương yêu dành cho em bé bất hạnh. Những yếu tố phi lí trong câu chuyện càng bộc lộ được sự sẻ chia của tác giả. Xây dựng kết thúc chuyện bằng “một cảnh thương tâm”, An-đéc-xen cũng đã gián tiếp phê phán xã hội lạnh lùng, vô cảm, không có tình thương.
4.2. Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” – Xéc-van-téc (trích tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê):
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Thể hiện sự tương phản trong tính cách con người đồng thời thể hiện khát vọng cao đẹp về tình yêu.
– Nghệ thuật: Thủ pháp phóng đại trong dựng cảnh, tương phản trong miêu tả nhân vật cùng giọng điệu trào phúng, hóm hỉnh.
– Nội dung chính: Đánh nhau với cối xay gió là một trang đời, một trong những chiến công của Đôn Ki-hô-tê. Với thủ pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập, tác trong kể chuyện, Xéc-van-téc đã xây dựng hình ảnh của một trang hiệp sĩ Tây Ban Nha đã lỗi thời của thời Trung cổ. Đằng sau bề mặt câu chữ, người đọc luôn bắt gặp nụ cười của trào phúng của Xéc-van-téc nhưng ẩn bên trong tiếng cười ấy là sự đề cao trong chừng mực tình yêu tự do, sự bình đẳng, cách sống thiết thực, yêu đời.
4.3. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen-ri:
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Thể hiện tình thương cùng với quan niệm nghệ thuật chân chính của nhà văn O Hen – ri.
– Nghệ thuật: Xây dựng tình huống truyện bất ngờ với hai lần đảo lộn tình thế đồng thời, còn thể hiện tính cách thông qua hành động và lời nói nhân vật.
– Nội dung chính: “Chiếc lá cuối cùng”, một sáng tác của O Hen – ri, là truyện ngắn viết về những con người bình thương nhưng lại tạo những ấn tượng khó phai bởi ánh sáng nhân đạo, tình thương người toát ra từ các nhân vật bình thường ấy. “Bức thông điệp màu xanh” mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm đã thể hiện những tình cảm chân thành, lời nhắn nhủ thiết tha mong mỏi nhân loại hãy phấn đấu cho hạnh phúc của con người, đem nghệ thuật phục vụ con người, hướng đến con người.
4.4. Truyện ngắn “Hai câu phong” – Ai-ma-tốp (trích “Người thầy đầu tiên”)
– Phương thức biểu đạt: Tự sự (kết hợp với miêu tả, biểu cảm).
– Chủ đề: Qua câu chuyện về hai cây phong, tác giả đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết cùng với những kỷ niệm khó quên thuở ấu thơ cùng người thầy đầu tiên đáng kính.
– Nghệ thuật: Đa dạng trong sử dụng đại từ (“tôi”, “chúng tôi”). Kết hợp miêu tả thông qua liên tưởng, tưởng tượng mang giá trị tạo hình cao.
– Nội dung chính: Đoạn trích “Hai cây phong” trong “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp đã khắc họa hình ảnh hai cây phong hết sức sinh động. Hai cây phong hiện lên rõ nét không chỉ thông qua thị giác mà còn được cảm nhận bằng thính giác với những âm thanh khi xôn xao, khi lại rì rào, có lúc lại háo hức, reo vui. Từ hình ảnh ấy, tác giả tinh tế “rẽ lối” sang câu chuyện về người thầy Đuy-sen, người thầy đầu tiên, bằng những bài học ý nghĩa đã khơi sâu tình yêu quê hương, vun xới ước mơ của những cô cậu học trò thơ dại.