[Văn 10] Ôn Tập Khái quát văn học dân gian – học kỳ I
Văn học dân gian có 05 đặc trưng cơ bản liên quan cặt chẽ với nhau:
+ Tính tuyền miệng: tồn tại, lưu hành bằng phương pháp truyền miệng.
+ Tính tập thể: được hình thành trong quá trình sáng tác tập thể, được nhiều thế hệ, nhiều địa phương gọt giũa, bổ sung, hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức nghệ thuẩ.
+ Tính biểu diễn: Văn học dân gian tồn tại gắn liền với hoạt động diễn xướng dân gian: hát, nói, kể,…
+ Tính dị bản: do mang tính truyền miệng, tính tập thể, tính biểu diễn nên văn học dân gian còn mang tính dị bản. Đó là trường hợp văn bản có nội dung, hình thức cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về tiểu tiết.
+ Tính địa phương: cách nghĩ, cách cảm, ngôn ngữ, cách thể hiện của người bình dân trong văn học dân gian ở từng địa phương, vùng miền cũng có những nét khác nhau. Ví dụ: sử thi ở Tây Nguyên, chèo ở Bắc bộ, cải lương ở Nam bộ…
* Lưu ý: Trong 5 đặc trưng trên, tính tuyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng quan trọng nhất.
– Hệ thống thể loại của văn học dân gian rất đa dạng với 12 thể loại: sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, câu đối, chèo, vè, truyện thơ.
– Văn học dân gian Việt Nam có những giá trị cơ bản sau:
+ Là kho tàng tri thức phong phú và đa dạng, chứa đựng kinh nghiệm, tri thức về đời sống, văn hóa của các dân tộc, vùng miền.
+ Là nơi chứa đựng những giá trị thẩm mỹ tạo nên bản sắc của dân tộc.
+ Là nơi chứa đựng những bài học giáo dục đạo đức sâu sắc.