[Văn 12] Dàn ý cảm nhận của anh chị về hình ảnh đoàn quân Tây tiến và thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ: “sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ….. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Mở bài:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, trước hết ông là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Hồn thơ Quang Dũng phóng khoáng, lãng mạn giàu chất họa và nhạc.
- Tây Tiến được viết năm 1948 trong nỗi nhớ da diết của tác giả về đoàn quân Tây Tiến mà mình từng tham gia.
- Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ của Quang Dũng về thiên nhiên hùng vĩ mà hoang sơ cùng với cuộc hành quân đầy gian khổ của người lính Tây Tiến.
Thân bài:
- Nội dung
- Hai câu thơ đầu: cảm xúc mở đầu cho nỗi nhớ Tây Tiến “Sông Mã xa rồi…”
- Tây Tiến ơi! Là tiếng gọi da diết của nỗi nhớ bấy lâu, giờ bật thành dòng chảy theo những cảm xúc mà hình ảnh quen thuộc của con Sông Mã gợi lên.
- Điệp từ “nhớ” gắn với hình ảnh rừng núi , nơi mà tác giả cùng đồng đội mình đã sống, gắn bó và chiến đấu.
- Hai câu thơ tiếp theo “Sài Khao sương lát đoàn quân mỏi…)
- Giọng thơ chùn xuống gợi nên sự khắc nghiệt của thời tiết khiến đoàn quân như chìm trong màn sương u ám của núi rừng.
- Thế nhưng sang câu thơ tiếp theo “Mường lát hoa về trong đêm hơi” với nhiều thanh bằng như đôi cánh nhẹ nhàng nâng cảm xúc người đọc bằng hình ảnh đẹp và thơ mộng.
- Bốn câu thơ đầu, QD đã vẽ nên bức tranh hoang du, hiểm trở nhưng cũng hùng vĩ và thơ mộng
- Bốn câu thơ tiếp theo “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
…
Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi”
- Từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút” gợi sự chông chênh, nguy hiểm, gập ghềnh của con đường hành quân.
- “ Súng ngửi trời” hình ảnh mang tính chất bộc lộ chân dung người lính trẻ: tinh nghịch, yêu đời, vui vẻ, độc đáo
- “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” câu thơ bẻ đôi giúp người đọc hình dung độ cao của vách núi và sự thăm thẳm hiểm trở của chặng đường.
- “Nhà ai Pha Luông mưa sa khơi”, câu thơ duy nhất toàn thanh bằng sau những câu thanh trắc nặng nề, trúc trắc. Câu thơ mở ra một không gian mênh mông có chiều rộng và cả chiều sâu, khiến tâm hồn con người cũng dễ chịu và thư giãn sau những chặng đường khúc khuỷu.
- Hai câu thơ sau: “anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Những cuộc hành quân triền miên qua núi cao, vực sâu khiến người lính phải bao lần vắt kiệt sức để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, cũng vì thế những cái chết ngay trên đường hành quân là không hề hiếm “gục lên súng mũ bỏ quên đời”
- Câu thơ dù dãi dầu, dù nói lên hiện thực phũ phàng nhưng chúng ta cứ nghĩ các anh chỉ tạm ngủ quên sau một ngày mệt mỏi. Phải chăng đối với người lính chết chỉ là tạm quên cuộc đời.
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
- “Chiều chiều, đêm đêm” mở ra thời gian âm u, mang nỗi ám ảnh về một núi rừng Tây Bắc không chỉ hiểm trở về địa hình mà còn ẩn chứa nguy hiểm từ thú dữ.
- Tên địa danh “Mường Hịch” nghe nặng nề như tiếng bước chân của hổ đêm đêm rình tập con người.
- Hai câu cuối “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Nhớ Tây Tiến còn là nhớ về những ngày dừng chân bên bản làng, ăn nấm xôi thơm thảo của người dân, được quây quần bên nhau trong bữa cơm đạm bạc.
- Tình quân dân thắm đượm gợi nhớ hình ảnh “Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng” trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hay “Thương nhau chia cũ sắn lùi/bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” – Việt Bắc, Tố Hữu.
- Cả đoạn thơ hiện lên hình ảnh đường hành quân đầy gian khổ của người lính: núi cao, vực sâu, địa hình hiểm trở, mưa rừng, sương núi, cọp gầm..cùng những cái lên gợi nỗi ám ảnh lớn: Mường Hịch, Pha Luông, Mường Lát..Qua đó là hình ảnh người lính kiên cường dù phải hi sinh vẫn yêu đời, tinh nghịch.
- Nghệ thuật
- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và khuynh hướng lãng mạn
+ hiện thực: chặng đường hành quân gian khổ và sự hi sinh của người lính
+ Lãng mạn: hình ảnh đẹp, nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc, thái độ lạc quanh xem thường cái chết của người lính.
- Nhiều biện pháp tu từ:
+ các địa danh được liệt kê cụ thể
+ cách dùng từ những kết hợp mới lạ tạo nhiều tầng nghĩa: hoa về trong đêm hơi, mùa em thơm nếp xôi
+ câu cảm thán bộc lộ cảm xúc
- Ngôn ngữ thơ giàu chất họa và nhạc:
+ Hình ảnh núi rừng được vẽ sống động
+ kết hợp âm điệu, vần, phối thanh để tạo những câu thơ toàn vần bằng hoặc nhiều vần trắc.
Kết bài:
- Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng khắc họa thành công người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng trên nền thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ và hiểm trở
- Quang Dũng đã thể hiện tài năng của mình trong việc sử dụng thành công bút pháp hiên thực đan xen lãng mạn và kết hợp nhiều yếu tố âm nhạc, hội họa.