[Văn 12] Dàn ý phân tích tác phẩm “Tuyên Ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh

[Văn 12] Dàn ý phân tích tác phẩm “Tuyên Ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh

Mở bài:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác:

  • Tác giả: Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, anh hùng cách mạng đồng thời là nhà văn hóa, hoạt động nghệ thuật lớn. Người đã để lại nhiều tác phẩm văn nghệ trong đó xuất sắc nhất vẫn là mảng văn chính luận giàu suy tư, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn, thuyết phục.
  • Tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời đó cũng là khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của dân tộc.
  • Hoàn cảnh sáng tác: 26-08-1945, Người từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, tại số nhà 48 phố Hàng Ngang, Bác đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.

 

Thân bài:

  1. Giá trị nội dung

a. Nêu nguyên lí chung về quyền tự do, bình đẵng, bác ái của các nước trên thế giới

  • Hồ Chí Minh trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp làm tiền đề cho lí luận tiếp theo”
  • Ý nghĩa của việc trích dẫn:

+ khẳng định quyền tự do độc lập là của mọi dân tộc chứ không riêng bất cứ quốc gia nào, đó là lẽ phải là chân lí.

+ Dùng cách “gậy ông đập lưng ông” để bác bỏ luận điệu dối trá của thực dân Pháp.

+ Một cách kín đáo về niềm tự hào dân tộc thông qua việc đặt ba nền độc lập của Mỹ và Pháp ngang với nền độc lập của Việt Nam.

+ Đi từ quyền bình đẳng tự do của con người, Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển thành quyền bình đẳng tự do của dân tộc, một đóng góp to lớn với lịch sử tư tưởng nhân loại và phong trào giải phòng dân tộc trên thế giới.

b. Đưa ra những dẫn chứng tố cáo tội ác của Pháp và làm rõ tình hình đất nước

Bác đưa ra những dẫn chứng để phản biện lại từng luận điệu giả dối của chúng:

    • Pháp rêu rao “khai hóa” Việt Nam: Người kể những tội ác mà Pháp đổ xuống đầu người dân Việt
    • Pháp rêu rao “bảo hộ” Đông Dương: Người chỉ ra Pháp đã dâng Đông Dương hai lần cho Nhật.
    • Pháp cho rằng Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng là thuộc địa của chúng thì Bác đã khẳng định chúng ta giành lấy độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
    • Pháp cho rằng mình thuộc phe Đồng minh, Bác đã khẳng định Pháp đã phản bội lại Đồng minh.
    • Bằng những dẫn chứng về tất cả các phương diện: chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục…Hồ Chí Minh đã vạch trần tội ác, sự giả dối, lố bịch và bản chất thực dân của Pháp.
    • Khẳng định dân tộc ta là dân tộc gan góc đã đứng về phe Đồng minh chống phát xít. Đồng thời cũng là dân tộc nhân đạo khi đối đãi tử tế với kẻ thua trận, dân tộc ra xứng đáng là dân tộc chính nghĩa, nhân đạo.

c. Lời tuyên bố trước thế giới về nền hòa bình

  • Việt Nam đã dũng cảm đấu tranh với phát xít, thực dân và chế độ phong kiến, dân tộc ta đã nhân đạo trong cách đối xử với quân bại trận Pháp, tất cả đều là những sự thật mà lịch sử đã ghi nhận => Một dân tộc kiên cường và bản lĩnh như thế chắc chắn sẽ đủ sức mạnh để làm chủ đất nước tự do.
  • Bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền thuộc về dân tộc Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp.
  • Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân, kêu gọi thế giới công nhận quyền tự, đôc lập của chúng ta.
  • Nêu cao tinh thần quyết tâm bảo vệ nền hòa bình, độc lập của toàn dân Việt Nam.
  1. Giá trị nghệ thuật

  • Tiêu biểu cho áng văn chính luận đanh thép, cô đọng, súc tích
  • Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, kết cấu mạch lạc
  • Sử dụng ngôn ngữ vừa trang trọng vừa gần gũi có sức gợi cảm và tác động vào tâm tư, tình cảm của người nghe.

Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập đồng thời nêu vị trí của nó trong nền văn học, lịch sử nước nhà

Tuyên ngôn Độc lập vừa có giá trị hiện thực, giá trị pháp lí cũng đồng thời mang giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là môt áng thiên cổ hùng văn của thời hiện đại.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →