Đề: Truyện ngắn Việt Nam thời kì chống Mỹ đã thể hiện nổi bật chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Anh chị hãy nhận xét về sự thể hiện đa dạng của chủ nghĩa anh hùng ấy qua các sáng tác: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Dàn ý
Mở bài: Dẫn thơ hoặc câu văn ca ngợi người chiến sĩ anh hùng trong kháng chiến, ví dụ: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh núi cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Lên Tây Bắc – Tố Hữu)
Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng là hình ảnh trung tâm cũng là chủ đề được cả một dân tộc, những thế hệ ngợi ca. Đi vào tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, hình tượng người lính được nâng tầm trên bệ của bức tượng đài vững chãi về người anh hùng đã xả thân cứu nước trong thời kì chống Mỹ gian khổ. Đó cũng là đề tài lớn làm nên một nền văn học cứu nước hào hùng đẫm máu và nước mắt. Tuy vậy, ở mỗi tác phẩm lại là một hình tượng khác nhau thể hiện cho sự đa dạng của chủ nghĩa ấy.
Thân bài:
- Giải thích sơ lược về nhận định:Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là gì:
- Anh hùng là người có hành động dũng cảm, chiến đấu vì chính nghĩa và được mọi người ca tụng.
- Quan điểm về người anh hùng trong văn chương xưa là người có tầm vóc lớn lao, còn trong văn học hiện đại, anh hùng đôi khi chỉ là những người rất bình dị.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng: là nguyên tắc đạo đức gắn bó với thời đại, thể hiện nổi bật trong thử thách của đất nước trước kẻ thù xâm lược. Lí tưởng của người anh hùng cách mạng là vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là sự phát triển cao của chủ nghĩa yêu nước
- * Vì sao lại có chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kì này:
Trong cuộc chiến đấu gian khổ đầy đau thương cũng là lúc con người thể hiện sự can đảm, dũng cảm của mình. Giai đoạn này tinh thần yêu nước của nhân dân ta phát huy hơn bao giờ hết, có rất nhiều tấm gương quả cảm từ thanh niên đến phụ nữ, trẻ em. Chủ nghĩa anh hùng cũng là đối tượng phản ánh của văn học VN.
- Sự thể hiện đa dạng của chủ nghĩa anh hùng qua hai tác phẩm:
- Rừng Xà Nu: Tác Giả mượn hình tượng cây Xà Nu để khắc họa một tập thể anh hùng, những con người Tây Nguyên gan dạ, dũng cảm và giàu tình yêu nước. Mỗi thế hệ xà nu là đại diện cho các thế hệ dân làng từ cây xà nu cổ thụ là cụ Mết, đến cây xà nu to khỏe, vững chải như Tnu, rồi cây xà nu trẻ đang trưởng thành đầy nghị lực là Dít đến cây xà nu đang hướng về mặt trời như bé Heng…tất cả đều chung một lòng, đều là những anh hùng. Trong đó nhân vật trung tâm là Tnu tập trung thể hiện rõ những phẩm chất của người anh hùng:
- Từ bé đã là liên lạc cho cách mạng, bị giặt bắt không khai, chỉ tay vào bụng…
- Lãnh đạo dân làng mài giáo, chuẩn bị vũ khí đánh giặc
- Bị giặt bắt, tra tấn không kêu la. Tiếng hét của anh trở thành hiệu lệnh chiến đấu.
- Tham gia lực lượng giải phóng quân, lập được chiến công, chủ nghĩa anh hùng được phát triển cao từ ý thức cá nhân đến ý thức cộng đồng.
- Những đứa con trong gia đình
- Sinh ra trong gia đình truyền thống đánh giặc, có mối thù truyền kiếp với giặc, ông nội và ba đều bị giặc giết, mẹ cũng chết do bom đạn kẻ thù.
- Việt Chiến từ nhỏ đã nuôi chí lớn, giết giặc đền nợ nước, trả thù nhà
- Lớn lên vào chiến trường cũng lập không ít chiến công (đem những dẫn chứng chiến công của Việt là sáng tỏ)
- Nhân vật Việt:
+ Luôn khắc ghi mối thù của gia đình “mối thù thằng Mỹ có thể rờ thấy được vì nó luôn đè nặng trên vai”
+ Tranh với chị đi bộ đội để giết giặc, lập chiến công
+ Lập chiến công: trong trận đấu rừng cao su
- Tiêu biểu cho nhân vật anh hùng trẻ tuổi nhiều khát vọng, nhiều mơ ước, vẫn còn nét ngây thơ của tuổi mới lớn nhưng vào trận chiến lại can trường.
- Nhân vật Chiến:
+ Kiên trì, chịu khó, quyết tâm đánh giặc: “Tao đã thưa với chú Năm rồi…”
+ Người chị đảm đang, thừa hưởng đức tính của mẹ
- Tính cách của người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người VN nói chung: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Nhận xét về sự thể hiện:
- Mỗi khía cạnh chủ nghĩa anh hùng trong các nhân vật đều không giống nhau mà rất đa dạng về hình thái, sắc thái thẩm mĩ
- Cho thấy cội nguồn sức mạnh của người VN, chiến đấu vì chính nghĩa.
- Thay đổi quan niệm về người anh hùng: người anh hùng là những người bình thường, họ chính là nông dân, có những người để lại tên tuổi nhưng có rất nhiều người vô danh cũng trở thành anh hùng.
Kết bài: khẳng định lại chủ nghĩa anh hùng được thể hiện đa dạng trong các tác phẩm nhưng nhìn chung đều hướng đến truyền thống của dân tộc yêu nước, chống giặc ngoại xâm.