Đề 8:
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh chiếc thuyền khi ở ngoài xa và khi tiến đến gần bờ trước sự phát hiện của nghệ sĩ Phùng (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).Từ đó liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam để nhận xét tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mỗi nhà văn.
Gợi ý làm bài:
Mở bài:
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn hiện đại chuyên viết về những vấn đề đau đáu của xã hội trước và sau chiến tranh. Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh ẩn dụ mang dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Thạch Lam viết văn như làm thơ vì văn ông có một nỗi buồn man mác, không cốt truyện nhưng lại ẩn chứa giá trị nhân đạo sâu sắc.
- Hai tác phẩm, hai chi tiết đặc sắc cũng là điểm sáng để người đọc thấy được tư tưởng nhân văn, nhân đạo của hai nhà văn.
Thân bài:
- Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa:
- Sau mấy ngày săn tìm một khoảnh khắc đẹp của thiên nhiên thì nhà nhiếp ảnh đã mãn nhãn trước cảnh trời cho “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. “Mũi thuyền in một nét mờ hồ, lòe nhòe vào bầu sương trắng sữa pha màu hồng của nắng mai”. Cảnh vật đã thơ mộng mà con người trên ấy cũng ngồi im phăng phắc khiến cho người nhìn cảm thấy cuộc đời thật bình an. Góc nhìn bức tranh cũng độc đáo qua mắt lưới và hai gọng vó như một cánh dơi.
- Khoảng khắc tuyệt diệu ấy khiến người nghệ sĩ bối rối, rung động như vừa được gột rửa tâm hồn. Phùng nhận ra giá trị của cái chân, thiện, mỹ.
- Chiếc thuyền khi tiến vào gần bờ:
+ Trái ngược với vẻ ngoài toàn bích của chiếc thuyền ngoài xa, chiếc thuyền khi tiến lại gần bờ lại mang một sự thật nghịch lý: người đàn bà xấu xí, một gia đình nghèo khổ đông con, người đàn ông lấy việc đánh vợ để giải khuây, đứa con sẵn sàng đánh lại cha để bảo vệ mẹ nó….
+ Chứng kiến cảnh tượng đó Phùng ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì không thể ngờ được đằng sau của nghệ thuật toàn bích là bức tranh đời sống hiện lên chân thật đến phũ phàng.
+ Chiếc thuyền ngoài xa không phải là bức tranh đẹp mà là nơi sinh sống, là kế sinh nhai của gia đình người đàn bà.
- Ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh chiếc thuyền
- Cuộc đời không hề đơn giản, nó luôn chứa đựng những nghịch lí. Cuộc sống luôn vận động giữa sự đan xen cái xấu –cái tốt, thiện – ác…vì thế nhìn đời, nhìn người phải có cái nhìn đa chiều đi từ khám phá hiện tượng đến bản chất.
- Cuộc chiến ác liệt nhất không phải là cuộc chiến với kẻ thù ngoại xâm mà là những nghịch lý, éo le mang tên: bạo lực gia đình, cái đói, cái nghèo…
- Khoảng cách giữa đời sống và nghệ thuật cần được kéo lại gần hơn như cần phải kéo chiếc thuyền ngoài xa kia lại gần bờ.
* Liên hệ đến hình ảnh chuyến tàu đêm trong Hai đứa trẻ – Thạch Lam
– Giống nhau:
+ đều là hình ảnh biểu tượng mang dụng ý nghệ thuật của tác giả và cũng là chi tiết quan trọng xây dựng cốt truyện, tình huống truyện.
- Khác nhau:
+ Hình ảnh chiếc thuyền xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm. Trước hết nó là bức ảnh toàn bích mà nhà nhiếp ảnh chụp được. Nhưng hơn hết nó là cái nhìn khám phá của nhà văn vào cuộc đời.
+Trong khi chuyến tàu đi qua phố huyện là sự chờ đợi của người dân nghèo nơi đây, nó là hoạt động cuối cùng trong ngày cũng là hoạt ồn áo, náo nhiệt nhất phố huyện tĩnh lặng này. Những người nơi đây ban đầu chờ đợi tàu qua để bán được chút gì cho cuộc mưu sinh. Tuy nhiên họ chờ đời ánh sáng cuộc đời trong mơ ước hơn là việc bán buôn. Chuyến tàu mang niềm tin, hi vọng vào tương lai, khát vọng đổi đời của họ. Chuyến tàu còn mang lại kí ức đã mất của chị em Liên.
- Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn:
- Nguyễn Minh Châu phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người lao động, để từ đó trân trọng, đồng cảm, chia sẻ những nỗi khổ đau ở họ.
- Thạch Lam xót thương, trân trọng đối với những mảnh đời nhỏ bé, lẻ loi đồng thời tìm giúp họ ước muốn nhỏ bé để thay đổi cuộc đời.
Kết bài:
– Tóm lược lại vấn đề. Hình ảnh chiếc thuyền và chuyến tàu đêm đều là những khám phá nghệ thuật của hai nhà văn.
– Hai tác phẩm chứa đựng những ý nghĩa nội dung và nghệ thuật đặc sắc sẽ có sức sống lâu bền trong lòng người đọc