Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu) và Bài thơ tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Mở bài: Đất nước đau thương của chúng ta đã qua bao lần quật khởi để có được nền hòa bình như ngày nay. Trong cơn bão táp Cách mạng và cuộc chiến sống còn của dân tộc, hình ảnh anh bộ đội cụ hồ vẫn hiện lên đẹp đẽ lạ thường. Đó là hình ảnh những “Đồng chí” trong bài thơ Chính Hữu, là người lính trên tuyến đường Trường Sơn hào hùng cùng “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Hai hình ảnh anh bộ đội có khác nhau về thời kì lịch sử nhưng vẫn giống nhau ở nét đẹp tâm hồn kiên cường, bất khuất.
Thân bài:
- Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí
- Cảm nhận đầu tiên về hình ảnh người lính là xuất thân đầy lam lũ của làng quê, hình ảnh đầy chân thật, giản dị và xúc động “Quê hương anh nước mặn đồng chua, Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
- Tình đồng chí, dồng đội hiện lên cụ thể, đó là sự gắn bó keo sơn, cùng chung lí tưởng, cùng chung vui buồn, cùng hoàn cảnh sống “súng bên súng đầu sát bên đầu/ đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
- Họ ra đi với tư thế hiên ngang, thái độ quyết tâm, mặc dù trong lòng vẫn thương nhớ quê hương, nhớ từng kỉ niệm thân thương nơi quê nhà nhưng vì nghĩa lớn, họ hi sinh tình cảm cá nhân để ra tiền tuyến “ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ gian nhà không mặc kệ gió lung lay”
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội, ông nói về người lính và những thiếu thốn, khó khăn của họ trong buổi đầu cuộc chiến một cách chân thật “Áo anh rách vai/ Quần tôi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân không giày
- Hình ảnh kết thúc bài thơ đầy thơ mộng, cái thơ mộng của gian khố, hiểm nguy: một cánh rừng, một màn sương, một vầng trăng với hai ngọn súng, hai con người chờ giặc. “Đầu súng trăng treo” cùng là một câu thơ dồn nén và có sức tạo hình, nó đẹp như một biểu tượng chiến đấu của những người lính giàu phẩm chất tâm hồn. Đó cũng là vẻ đẹp trữ tình mới của thơ ca kháng chiến, kết hợp được súng và trăng mà không khiên cưỡng.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ tiểu đội xe không kính được thể hiện qua hai nét tiêu biểu là những chiếc xe không có kính và chân dung người lính lái xe:
- Hình ảnh chiếc xe không có kính: “Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi/ Không có kính, rồi xe không có đèn/ Không có mui xe, thùng xe có xước…” Tác giả sử dụng biện pháp liệt kê với những câu văn dài trần thuật để miêu tả rõ ràng, đầy đủ hình ảnh những chiếc xe chẳng có gì. Đó không còn là chiếc xe bình thường nữa vì nó được đặt trong bom đạn ác liệt của chiến trường. Chỉ bằng và nét phác họa những bất thường của chiếc xe, tác giả đã lột tả được tàn phá của chiến tranh và những khó khăn, nguy hiểm mà người lính phải trải qua.
- Hình ảnh những chiến sĩ lái xe: “Ung dung buồng lái ta ngồi/ Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng/ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.” Người lính vẫn hiện lên với tư thế ung dung, bĩnh tĩnh trong buồng lái, bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm bởi vì không có nguy hiểm nào ngăn được bước chân của người lính cụ Hồ đang ngày đêm đau đáu về miền Nam với mong mỏi ngày thống nhất đất nước.
- Bài thơ còn có những hình ảnh rất đẹp về tình đồng chí, đồng đội thể hiên chân thành qua những bữa cơm gặp gỡ, những cái bắt tay qua ô kính vỡ rồi “gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới/ bắt tay qua khung cửa kính vỡ rồi”
- So sánh:
- Giống nhau: Đều là những người lính tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc, đều hiện lên với tư thế hiên ngang, anh hùng, ung dung tình đồng đội, đồng chí sâu nặng.
- Khác nhau:
+ Người lính trong bài “Đồng chí” xuất thân là những người nông dân, đến từ những miền quê lam lũ “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ là những người lính “không chuyên”, vì yêu nước, căm thù giặc mà ra đi trực tiếp cầm súng chiến đấu.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là những chàng trai trẻ, có học vấn, tri thức. Họ là những người lính được huấn luyện, đào tạo làm công việc chính là lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Mặc dù không trực tiếp tham gia chiến đấu nhưng họ cũng góp phần không nhỏ cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
Kết bài: Bao nhiêu người đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất hình chữ S này. Họ những người ta biết tên và cả những anh hùng vô danh đã quyết tử vì tổ quốc quyết sinh, không ai khác là người tạo nên dáng hình xứ sở. Dù cuộc chiến đã đi qua rất lâu nhưng hào khí về tinh thần yêu nước mà Chính Hữu, Phạm Tiến Duật gửi lại qua từng câu chữ vẫn là động lực để thế hệ trẻ sống sao cho xứng đáng.