Những biểu hiện về tình cảm nhân đạo trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Văn 12: Những biểu hiện về tình cảm nhân đạo trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

 A. Đối với những kiếp người đau khổ, Bác cảm thông sâu sắc

  • Tình thương ấy trước hết bạn dành phần nhiều cho đồng bào của mình, những người đang phải chịu cảnh lầm than của chế độ thực dân, đế quốc. Niềm thương đi liền với nỗi nhớ vô hạn và nỗi mong ngóng ngày về.

“Ngoại cảm trời Hoa cơn nóng lạnh

Nội thương đất Việt cảnh lầm than”

(Ốm Nặng)

Dù sống trong lao tù, Người không nghĩ cho mình, dù chịu những cơn nóng lạnh hành hạ xác thân nhưng nỗi đau thể xác nào có lấn át được nỗi đau tinh thần khi Người nghĩ đến quê hương mình, nghĩ đến những con người đang mong ngóng, đau khổ kia, họ là máu mủ là ruột thịt là sự sống còn của dân tộc và của chính bản thân Bác.

  • Tình thương con người của Bác mang tính quốc tế vô sản, nghĩa là Bác yêu hết thảy những con người thấp bé, lao động ở mọi nơi. Cụ thể là những người phu làm đường ở Trung Quốc

“Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

Phu đường vất vả lắm ai ơi..”

(Phu làm đường)

Người vì cảnh mất màu đói kém của người nông dân mà buồn rầu:

“Nghe nói năm nay trời đại hạn

Mười phần thu hoạch chỉ vài phần”

(Từ Long An đến Đồng Chính)

B. Đồng cảm, xót thương trước những kiếp lao tù

Là một chiến sĩ cách mạng từng chịu cảnh vào tù ra khám, từng bị bọn đế quốc, thực dân tuy bắt và giờ đây Bác đang chịu cảnh lao tù, thế nên Người hiểu nỗi oan trái, éo le, đau đớn của người tù.

Đối với những vần thơ về người tù, Bác không trực tiếp than thở, bộc lộ, thương cảm cho số kiếp của họ mà Người dùng cách nói khách quan, kể chuyện có khi nghe như bông đùa, cười cợt.

“ Quan trên xót nỗi em cô quạnh

Nên lại mời em tạm ở tù”

(Gia quyến người bị bắt lính)

Hay cảnh tù nhân bị đối khổ

“Tù cứng ngày ngày no rượu thịt

Tù nghèo nước mắt bọt mồm tuôn”

(Tù cờ bạc)

Tình yêu thương con người trong Bác trở thành tình cảm cao đẹp về đức hi sinh và lòng nhân ái, cả cuộc đời Người dã hi sinh cho dân tộc cho quê hương mình, Người mang nỗi lòng san sẻ thấu hiểu nỗi lòng, đó là ai những con người bị tù ngục của đế quốc, thực dân của chế độ tàn bạo chia rẻ

“Anh đứng trong song sắt

Em đứng ngoài song sắt

Gần nhà trong tấc gang

Mà biển trời cách mặt

Miệng nói chẳng nên lời

Nói lên bằng ánh mắt

Chưa nói lệ tuôn đầy

Tình cảnh đáng thương thật

(Vợ người bạn tù đến thăm chồng)

C.Lòng nhân ái biến thành sức mạnh và hành động cao đẹp

Không chỉ dừng lại ở mức độ cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu, tình yêu thương con người phải biến thành ý chí và hành động. Hơn ai hết, Bác chính là người đã biến ý chí thành hành động, yêu thương họ nhận ra điểm tốt xấu của học và mong muốn cải tạo con người, mong muốn họ được sống trong thế giới tốt để họ trở về đúng bản chất của mình.

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Bác nhận ra bản chất lương thiện của con người ngay khi họ đang sống trong môi trường xấu và làm những việc được coi là không lương thiện

“Trưởng ban họ Mạc người hào hiệp

Dốc túi mua cơm giúp phạm nhân,

Đêm đến cởi thừng cho họ ngủ,

Chẳng dùng quyền thế, chỉ dùng ân.

Đối với người cứu mình, Bác tri ân bằng cả tấm lòng

“Hầu công sáng suốt ta gặp may

Quyền tự do nay được trả rồi

Nhật kí trong tù bài chót quyển

Công ơn tái tạo tạ hồn người.

(Chót quyển)

Càng đi vào tìm hiểu thơ Bác, càng thấy mình bé nhỏ bởi cảnh tưởng bao la, mênh mông của tình người trong thơ Bác. Chúng ta càng thấy được tấm lòng vĩ đại của Người, con người mang tầm vóc lớn lao của dân tộc, lịch sử và thời đại.

5/5 - (3 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →