Phân tích hình ảnh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

Văn 12: Phân tích hình ảnh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối (Mộ)

Mở bài:

+ Chiều tối là một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh rút ra từ tập Nhật kí trong tù

+ Bài thơ được viết trên đường đi áp giải của Bác khi bị bọn phản động Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc.

Thân bài:

+ “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Hai câu thơ đầu tả không gian, thười gian khi người tù trên đường chuyển lao. Không gian và thời gian rất quen thuộc trong thơ xưa, buổi chiều tối là lúc những cánh chim dãi dầu trở về tổ ấm, một bầu trời mênh mông chỉ chòm mây trôi nhẹ. Theo bản dịch thơ “cô vân” chứ không phải chòm mây. Cô vân hiện chứa đựng nỗi cô đơn, lẻ loi của chòm mây, đó cũng là nỗi cô đơn lẻ loi của người tù trong lúc mà mọi người đã về với gia đình mình.

Hình ảnh cánh chim, chòm mây và thời gian chiều tối được lấy từ thi liệu xưa nhưng lại chuyển tải tâm hồn của thời đại. Cảnh vật không chỉ mang tính phác họa cho tâm trạng mà nó mang nặng tâm trạng của Bác, nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi suy tư nặng trĩu.

+ “Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”

Nếu hai câu đầu gợi về nỗi buồn của cánh chim mỏi và chòm mây lẻ loi thì hai câu thơ sau chúng ta nhận thấy sự ấm áp của ánh sáng mà ngọn lửa từ lò than của cô em xóm núi tỏa ra.

Cảnh tượng “cô em xóm núi xay ngô tối” hiện ra tươi vui và tràn đầy sức sống của con người. Trong câu thơ này có hai hình ảnh cần lưu ý: cô em xóm núi đại diện cho người dân lao động khỏe khoắn, chăm chỉ với công việc, lò than rực hồng là cách dùng ánh sáng để đối nghịch với bóng tối, khiến bức tranh trở nên tươi sáng hơn, vui vẻ hơn. Ngọn lửa giữa rừng xa làm ấm lòng người chuyển lao mệt nhọc, xua tan bòng đêm của lạnh lẽo, cô đơn. Với Bác, ở đâu cũng thế, hình ảnh người lao động bao giờ cũng đáng quý và rất đẹp.

  • Bằng nghệ thuật điểm nhãn, nhà thơ đã dùng một từ “hồng” để vẽ nên bức tranh sinh động về buổi chiều tối.
  • Bằng 4 câu thơ Đường, Bác đã đi từ tĩnh đến động, từ tối đến sáng bằng sự chuyển động của không gian và thời gian từ chạng vạng đến tối. Đây cũng là sự chuyển biến trong tình cảm, tâm trạng người tù, từ lẻ loi, nhung nhớ đến niềm vui, lạc quan.
  • Bác gạt đi nỗi vất vả của riêng mình mà hướng đến niềm vui của người khác => tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Kết bài:

Bài thơ toát lên một tâm hồn lạc quan, dù chịu cảnh gông cùm, trên đường áp giải cả ngày trời nhưng Người vẫn ung dung hướng đến thiên nhiên và người dân lao động. Hơn thế nữa chúng ta còn thấy một nhà lãnh tụ đang lo lắng chuyện nước nhà, đang nhớ về quê hương của mình và tình cảm thương yêu, tin tưởng của Người dành cho những người lao động ở khắp mọi nơi.

5/5 - (3 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →