Cảm nhận về vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thông qua hai nhân vật chị Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Bài làm
Mở bài:
- “Gia đình là tế bào của xã hội”điều ấy được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đất nước đang sục sôi kháng chiến. Từ sức mạnh của những đứa con trong một gia đình, Nguyễn Thi đã cho chúng ta cái nhìn khái quát về sức mạnh của một dân tộc,sức mạnh ấy được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác và ngày càng mãnh liệt.
- Mặc dù sinh ra ở miền Bắc, nhưng Nguyễn Thi lại gắn bó máu thịt với nhân dân miền Nam, điều đó được ông thể hiện qua cách nắm bắt tâm lí và diễn tả chân thật chân dung của hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
- Chị Chiến và Việt là hai nhân vật tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam trong thời kí kháng Mỹ cứu nước và cũng là đại diện cho tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta.
Thân bài:
- Tóm tắt nội dung tác phẩm
- Từ góc nhìn của nhân vật Việt, Nguyễn Thi đã dần dần hé mở câu chuyện gia đình Việt trong một hoàn cảnh đặc biệt- Việt bị thương nặng trong một trận chiến. Việt ngất đi rồi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần như thế kí ức lại ùa về trong dòng cảm xúc đang xen giữa thực tại và quá khứ. Lần tỉnh dậy thứ 4, Việt nhớ về má và chị Chiến. Việt nhớ hình ảnh má khi má còn sống, Việt nhớ lần hai chị em tranh nhau ghi tên tòng quân, nhớ cách chú Năm phân xử và dặn dò hai đứa. Việt nhớ cả cái đêm trước khi tòng quân, hai chị em sắp xếp nhà cửa, gửi bàn thờ của má sang nhà chú Năm.
- Thông qua dòng hồi tưởng của Việt, chân dung chị Chiến và cậu thanh niên Việt được hé mở từ tính cách đến hành động, suy nghĩ.
- Phân tích hai nhân vật
- Giống nhau: do xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước – ông nội và cha bị giặc giết, má cũng mất vì bom đạn Mỹ – nên Chiến và Việt về cơ bản có nhiều nét giống nhau.
+ Đều có tinh thần yêu nước, căm thù giặc: hai chị em giành nhau ghi tên đi tòng quân
+ Đều là đứa con hiếu thuận, thương cha mẹ: khi cha bị Mỹ giết, theo mẹ đòi đầu cha. Hai chị em san sẻ gánh nặng cho mẹ trong những ngày tháng nuôi con vất vả. Tình yêu nước sâu nặng cũng bắt nguồn từ mối thù thằng Mỹ đã giết cha, mẹ mình. Trong đêm trước khi đi tòng quân, hai chị em khiên bàn thờ má đi gửi chú Năm, trong lòng lúc nào cũng nghĩ về má.
+ Họ có tuổi đời rất trẻ, chị Chiến 18, Việt 17, đều còn mang những nét tính cách ngây thơ của lứa tuổi, tranh giành nhau mọi thứ.
+ Cả hai đều là những chiến sĩ trẻ gan góc, dũng cảm và lập nhiều chiến công: bắn tàu chiến của Mỹ trên sông Định Thủy, phá xe tăng địch trong trận giáp lá cà.
- Khác nhau:
- Nhân vật chị Chiến:
- Chị Chiến được Nguyễn Thi khắc họa đúng với chân dung của một người phụ nữ nông thôn Nam bộ: hai bắp tay tròn vo sạm đỏ, màu cháy nắng, thân hình to và chắc nịch. Chị Chiến không đẹp ở nét mảnh mai, yêu kiều của người con gái 18 mà đẹp ở nét đẹp khỏe khoắn, tháo vát, đôn hậu như chính bản chất người lao động.
- Dáng hình ấy mang một sức sống dẻo dai, kiên cường và gánh vác
+ Ba má mất sớm, chị lo toan mọi việc đồng áng, chăm sóc em mình
+ Trong đêm trước ngày nhập ngũ, chị thao thức để sắp xếp mọi việc ổn thỏa, nào viết thư cho chị Hai, nào gửi thằng út cho chú Năm, thu xếp gửi nhà cho các anh chị bộ dạy học…Rồi đến việc trọng đại là gửi bàn thờ má sang nhà chú Năm đã khắc họa được một người con gái đảm đang, khéo léo.
+ Cách sắp xếp của chị khiến chú Năm rất hài lòng “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn, thì việc nước nó mở được rộng. Gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây giờ kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước”.
- Chị rất giống má Việt, chị là hiện thân của những người chị, người mẹ Nam bộ cần cù, tháo vát: chị giống mẹ từ cái lối hứ”cóc” rồi trở mình, từ cái lối nằm với thằng út Em trên giường rồi nói với ra. Giống đến cách sắp xếp, tính toán từng việc nhỏ đến nỗi Việt ba lần thấy chị mình giống má vậy.
- Khao khát được cầm súng để chiến đấu trả thì cho ba, má
+ Chị luôn nhường nhịn em mình mọi thứ nhưng chuyện đi tòng quân chị tranh với em quyết liệt: tao lớn, tao mới đi, mầy còn nhỏ, mày ở nhà phụ làm với chú Năm.
+ Chị thể hiện lòng quyết tâm của mình khi ra trận bằng việc mượn lời dạy của chú Năm: Chú Năm nói, mầy với tao đi kì này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu.
+ Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à! Câu nói của chị ngắn gọn, đầy bản lĩnh của một người con gái kiên trung.
- Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm gửi đã thể hiện đầy đủ ý thức trách nhiệm mà Chiến phải gánh vác. Đó là trách nhiệm của một đứa con hiếu thuận, luôn thành kính với cha mẹ. Đó cũng là lời nhắc nhở thiêng liêng về mối thù giặc luôn đè nặng trên vai. Nỗi thù nhà, nợ nước, tình yêu gia đình, quê hương sẽ là động lực để chị Chiến vượt qua những hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, lập nhiều chiến công.
- Nguyễn Thi thành công trong việc xây dựng nhân vật thông qua điểm nhìn trần thuật kết hợp ngôn ngữ Nam bộ. Chiến mang những nét đặc trưng của thế hệ trẻ miền Nam trong kháng chiến: gan góc, dung cảm, khao khát lập chiến công, đồng thời Chiến còn là hình ảnh của người phụ nữ Nam bộ: mộc mạc, chân thành,đảm đang, trung hậu.
- Nhân vật Việt
- Một cậu bé chưa tròn 18 tuổi, tính cách hồn nhiên, vô tư
+ Hay tranh giành với chị “nó là em tôi mà cái gì nó cũng giành”
+ Tranh với chị ghi tên tòng quân, đá trái dừa xuống mương tỏ ý không bằng lòng khi chị bảo sang năm hãy đi.
+ Đêm trước khi tòng quân, cậu phó mặc mọi thứ cho chị Chiến lo liệu, chị Chiến nghiêm túc thì cậu lại lăn ra ván cười, cậu chụp con đom đóm vào bàn tay, nghe một lúc lại ngủ khì.
+ Lúc bị thương ngoài chiến trường, Việt chỉ sợ bóng tối, sợ con ma cụt đầu trên cây xoài và thằng chỏng chết trôi nhảy nhót trên vàm sông mỗi đêm mưa.
- Việt khao khát cầm súng chiến đấu chiến đấu, khao khát trả thù Mỹ – Ngụy, qua đó cậu còn thể hiện một đứa con yêu thương, hiếu kính với cha mẹ, nặng tình cảm gia đình:
+ Trong những lần ngất đi, tỉnh lại, người Việt nhớ đến là má, Việt nhớ má đi làm đồng về, xoa đầu Việt, lấy xoang cơm dưới xuồng cho Việt ăn. Việt nhớ những ngày nhỏ còn ở bên má, được má cưng nựng, yêu thương.
+ Đêm trước ngày tòng quân, hai chị em khiêng bàn thờ sang nhà chú Năm gửi,nghe tiếng chân chị Chiến, Việt thấy thương chị lạ.
+ Hành động giành đi bộ đội cũng xuất phát từ ý thức trách nhiệm với gia đình và lòng căm thù giặc sâu nặng. Việt muốn góp sức của mình để đánh giặc, nối bước truyền thống gia đình.
- Ý chí dũng cảm, kiên cường, quyết tâm đánh giặc
+ Thái độ quyết tâm của Việt thể hiện ở lần nói chuyện cùng chị. Chị Chiến nhắc lời chú Năm “mầy với tao đi kỳ này là ra chân trời mặt biển, xa nhà thì ráng học chúng học bạn, thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu”. Việt tuyên bố dõng dạc : “Chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị”
+ Khi bị thương, Việt vẫn bình tĩnh nhận ra đâu là tiếng pháo của địch đâu là tiếng súng của bộ đội ta. Dù cả người bị thương đau đớn, nhiều lần bất tỉnh nhưng Việt vẫn cố gượng lê người tìm đồng đội và luôn trong tư thế sẵn sàng.
+ Hình ảnh Việt cùng chị khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm cho thấy một bước trưởng thành trong cậu thanh niên về ý thức trách nhiệm với gia đình. Không chỉ vậy tình yêu gia đình, lòng căm thù giặc cũng trở nên cụ thể hơn và cuối cùng thông qua lòng quyết tâm lên đường đánh giặc.
- Nguyễn Thi đã sử dụng thành công nghệ thuật khắc họa tâm lí, tính cách nhân vật điển hình. Từ một Chiến, một Việt trẻ trung, giàu quyết tâm, ý chí, tác giả đã nói đến cả thế hệ trẻ miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung: yêu nước, dũng cảm, kiên cường. Nhà văn còn làm sống lại một thời đau thương nhưng oanh liệt, gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta.
- Nguyễn Thi còn làm sáng tỏ chân lí: truyền thống gia đình luôn là nền tảng để xây dựng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sức mạnh của một dân tộc được tạo bởi sức mạnh của mỗi cá nhân, những cá nhân anh hùng đã làm nên một dân tộc anh hùng. Khi có sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần cá nhân và ý thức trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc sẽ tạo nên một khối đại đoàn kết mà không gì có thể lay chuyển được.