Cảm nhận hình ảnh đôi bàn tay của Tnú (Rừng xà nu), liên hệ với Việt (Những đứa con trong gia đình)

Cảm nhận về hình ảnh đôi bàn tay của nhân vật T nú trong Rừng Xà Nu (Nguyễn Thành Trung ) và liên hệ với đôi bàn tay của nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

Mở bài:

– Để xây dựng thành công một tác phẩm văn học, nhà văn bao giờ cũng tập trung xây dựng những chi tiết nghệ thuật. Thông qua chi tiết nghệ thuật đặc sắc ấy, tác giả muốn gửi vào cuộc đời một triết lý, một tấm lòng.

–  Nguyễn Trung Thành đã tạc vào tượng đài văn học nước nhà bằng hình ảnh đẹp và hào hùng của đôi bàn tay T nú trong truyện ngắn Rừng xà nu. Đôi bàn tay của người chiến sĩ còn được tiếp nối thông qua hình tượng đôi bàn tay của Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình mà Nguyễn Thi sáng tác khi ở chiến trường miền Nam.

– Đôi bàn tay của hai nhân vật  Tnú và Việt đều truyền tải những thông điệp lớn mà Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi muốn nhắc đến.

Thân bài:

1.Ý nghĩa đôi bàn tay của Tnú

* Vị trí xuất hiện: Đôi bàn tay Tnú xuất hiện xuyên suốt trong tác phẩm từ lúc Tnú còn bé cho đến khi trưởng thành. Tập trung nhất là hình ảnh đôi bàn tay bị lửa đốt cụt 10 ngón mà cụ Mết đã nhắc đến trong lần Tnú về thăm buôn làng.

* Ý nghĩa:

–  Đôi bàn tay Tnú lúc bé: cam đảm, gan dạ, chung thành cách mạng: Đôi bàn tay của một cậu bé mồ côi nhỏ nhắn nhưng mạnh mẽ. Bàn tay chăm chỉ xách nước, làm rẫy, xách xà lét giấu gạo nuôi quân. Bàn tay chịu khó rèn chữ, bàn tay mang công văn, tư liệu liên lạc trong rừng sâu => đôi bàn tay đầy ý chí, trung thành của một mầm non tương lai.

– Đôi bàn tay của một người đàn ông nghĩa tình, yêu thương vợ con: Đôi bàn tay nắm lấy tay Mai từ hồi còn bé. Bàn tay Tnú thấm đẫm giọt nước mắt chân thành của Mai khi Tnú vượt ngục trở về.Đến khi trưởng thành, Tnú dùng đôi bàn tay để lao động, chiến đấu bảo vệ mẹ con Mai. Đôi bàn tay xé toạt tấm vi che cho hai mẹ con Mai. Cũng đôi bàn tay ấy, Tnú cốc từng ngụm nước suối ngọt mát để cảm nhận tình yêu quê hương, đất nước.

– Đôi bàn tay chính là nhân chứng sống cho những đau thương và mất mát do chiến tranh gây ra: Để bắt được Tnú,bọn giặc bắt mẹ con Mai để tra tấn hòng dụ được anh ra mặt “Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn dập. Không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt”. Lửa hận dâng lên ngút ngàn, đốt cháy tâm can Tnú, truyền từ đôi tay lên đôi mắt “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. 10 đầu ngón tay Tnú đang cháy lên bởi tình yêu thương và lòng căm thù ngun ngút. Bàn tay Tnú đã “bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay” khi chứng kiến cảnh vợ con mình bị bọn ác ôn đánh đập mà không thể rời bỏ chỗ nấp để chạy ngay đến. Trong giây phút đấu tranh quyết liệt giữa tình cảm gia đình và nhiệm vụ cách mạng, anh như tự thiêu tâm can mình để rồi T nú đã xông vào ““Tnú chỉ có tay không giữa quân thù đầy vũ khí”

Mẹ con Mai chết còn Tnú thì bị giặc bắt tra tấn. Bọn thằng Dục tàn nhẫn tẩm dầu xà nu vào giẻ rồi quấn giẻ lên mười đầu ngón tay anh, đốt cháy rừng rực “ mười ngón tay trở thành mười ngọn đuốc”.  Nhưng  Tnú không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lòng ngực, cháy ở bụng” .Mười đầu ngón tay Tnú đều cụt một đốt và đó là dấu tích để minh chứng một thời oanh liệt, lòng dũng cảm và như nhắc nhở người dân làng Xô man về tội ác của giặc.

  • Bàn tay của Tnú là bàn tay quật cường, không chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Đôi bàn tay dũng cảm, kiên cường đại diện cho người nông dân tay không vót chông, cầm giáo mác đánh bại giặc.Đó còn là đại diện cho ý chí bất khuất của người chiến sĩ cộng sản. Quân thù càng hùng mạnh bao nhiêu, lòng dũng cảm càng cao, nó giúp chúng ta đánh bại được tội ác, âm mưu thâm độc của kẻ thù. Con người Tây Nguyên là vậy,dù “thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé”. Ngọn lửa đốt mười đầu ngón tay T nú chỉ là lửa gian nan thử sức con người để từ đó thắm lên chất vàng mười trong tâm hồn người chiến sĩ  “Tnú không thèm, không thèm kêu van”.
  • – Đôi bàn tay T nú còn biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên, giống như chính hình ảnh cây xà nu kiên trung: Mỗi ngón tay của T nú chỉ còn lại hai đốt nhưng vẫn có thể cầm giáo giết giặc và cầm súng nả vào đầu giặc Mĩ. “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!”, chân lý này giúp người ta ý thức được tầm quan trọng của vũ khí, không thể không cầm vũ khí, nhưng cũng không nên ỷ lại vào vũ khí, cái quyết định cuối cùng vẫn là đôi bàn tay con người. Chính vì thế, Nguyễn Trung Thành đã cẩn thận kể thêm chi tiết Tnú dùng hai bàn tay không, cụt đốt, đôi bàn tay quả báo để xiết cổ tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú.
  • Đôi bàn tay T nú không chỉ thể hiện sức mạnh và ý chí của một cá nhân mà còn là sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng. Đôi bàn tay gợi cho chúng ta về tinh thần của nhân dân ta, tay không tấc sắt nhưng vẫn có thể xây nghiệp lớn.
  1. Hình ảnh đôi bàn tay của Việt trong Những đứa con trong gia đình

–  Bàn tay Việt –bàn tay một cậu thiếu niên chưa tròn 18 tuổi vẫn còn mang nét nghịch ngợm với những trò như dùng nả bắn chim hay “chụp một con đom đóm úp vào lòng bàn tay” trong đêm trước ngày ra trận.

– Đôi bàn tay anh dũng, kiên cường của một chiến sĩ trẻ tuổi khao khát lập chiến công. Trong một trận chiến ở rừng cao su, Việt diệt được xe tăng bọc thép của Mỹ nhưng anh bị thương nặng và lạc đồng đội mình. Trong cơn mê tỉnh, Việt vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng”. Trong giây phút sinh tử, anh vẫn không quên nhiệm vụ “cây súng đẩy đi trước, hai cùi tay lôi người Việt theo. Việt cũng không biết rằng mình đang bò đi nữa, chính trận đánh đang gọi Việt đến, phía trước là sự sống”.

– Trong tình trạng nguy hiểm nhất, Việt vẫn sẵn sàng chiến đấu “dù đã kiệt sức không bò đi được nữa nhưng một ngón tay của Việt vẫn đang đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”

  1. So sánh chi tiết đôi bàn tay của Tnú và đôi bàn tay của Việt

– Giống nhau: Đều là dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm khắc họa được đức tính kiên cường, bất khuất, anh dũng của người lính trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Đôi bàn tay còn là chiến tích đầy đau thương của một thời kì máu lửa, chiến công hiển hách của các chiến sĩ trẻ. Không chỉ thế đôi bàn tay còn bộc lộ được sức sống mãnh liệt, ý chí sắt đá của con người Việt Nam.

-Khác nhau: Đôi bàn tay của Tnú là đôi bàn tay mang ý nghĩa biểu tượng được tập trung khắc họa đậm nét trong khi đó đôi bàn tay của Việt là hình ảnh nghệ thuật góp phần làm nổi bật tính cách Việt – một anh bộ đội tuổi đời còn rất trẻ đối mặt với cuộc chiến khốc liệt. Nguyên nhân của sự khác nhau ấy là do góc nhìn của tác giả không giống nhau.

Kết bài:

  • Đôi bàn tay con người luôn là tâm điểm để khắc họa được tính cách,tâm lí và hoàn cảnh công việc của người ấy. Đôi bàn tay của T nú và Việt còn góp phần làm nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, tác giả làm sống lại một thời vàng son của lịch sử, sống lại một quá khứ hào hùng, oanh liệt.
5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply