Ôn tập phần Tiếng Việt – học kỳ 1 văn lớp 8
1. Các loại dấu câu
1.1. Dấu ngoặc đơn
Dấu ngoặc đơn là dấu câu dùng để cứa đựng bên trong đó những nội dung có tác dụng chú thích, giải thích cho nội dung của từ, cụm từ đứng trước.
Ví dụ:
– Bài thực hành Ngữ văn ấy (bài số 6) là một bài khó.
– Tất cả các em (không bao gồm học sinh khối 8) sẽ trực nhật vào tuần sau.
1.2. Dấu hai chấm:
Dấu hai chấm có các tác dụng như sau:
– Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. Ví dụ: Vườn nhà của Lan trồng nhiều loại hoa quả: ổi, xoài, na, quýt à Thành phần đứng sau dấu hai chấm có tác dụng minh họa cho nội dung “nhiều loại hoa quả”.
-Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại. Ví dụ: Khi được hỏi về việc có đồng ý tiếp tục tham gia chương trình, ông ấy trả lời ngắn gọn: Không.
1.3. Dấu ngoặc kép:
Dấu ngoặc kép được sử dụng trong những trường hợp sau:
– Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn được dẫn trực tiếp. Ví dụ: Nói về tình yêu quê hương, dân gian đã có những câu ca dao mượt mà, đầm thấm:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”
– Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghãi đặc biệt, có hàm ý mỉa mai. Ví dụ: Nghe những lời lẽ của ông ta, ai cũng cảm thấy ông ta quả là người “có học” như chính ông ấy vẫn thường hay khoe khoang.
– Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san… đã dẫn trong câu văn. Ví dụ: Truyện ngắn “Người thầy đầu tiên” là một trong những sáng tác của Ai-ma-tốp.
Bên cạnh đó, trong chương trình THCS, còn có các loại dấu câu như sau:
– Dấu chấm (.): Dấu hiệu nhận biết kết thúc câu trần thuật. Ví dụ: Những có gió thoảng làm mặt hồ lăn tăn nhảy múa.
– Dấu chấm hỏi (?): Dùng trong câu nghi vấn, đôi khi còn để bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: Anh đi đâu đấy?
– Dấu chấm than (!): Dùng để kết thúc câu cầu khiến và câu cảm thán. Ví dụ: Em cho cô mượn quyển sách nhé! Hoặc Ôi vui quá!
– Dấu phẩy (,): Được dùng để phân biệt các thành phần trong câu, phân cách các vế câu (đối với câu ghép). Ví dụ: Hôm nay, tôi cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa à Dấu phẩy trong câu này có tác dụng phân biệt thành phần trạng ngữ và thành phần nòng cốt.
– Dấu chấm lửng (…): Làm giãn nhịp điệu của câu văn hoặc biểu thị cho sự ngập ngừng trong giao tiếp. Bên cạnh đó, dấu chấm lửng còn biểu thị cho những nội dung chưa xuất hiện khi liệt kê. Trong thơ ca, dấu chấm lửng còn được xem là biện pháp tu từ im lăng, lời hết nhưng ý vẫn còn. Ví dụ: Vườn nhà Lan có rất nhiều loại quả: mít, ổi, na, xoài… à Dấu chấm lửng có tác dụng biểu thị cho những nội dung chưa liệt kê (thay cho từ “còn nữa”).
– Dấu chấm phẩy (;): Phân cách các vế câu ghép hoặc các nội dung liệt kê có tính chất phức tạp. Ví dụ: Sáng tác của Nam Cao thể hiện được những nỗi khốn cùng của người dân, có khi đó là sự bần cùng hóa, tha hóa của người nông dân; có khi đó nỗi đau đớn, dằn vặt của người trí thức bị áo cơm ghì sát đất.
– Dấu gạch ngang (-): Đánh dấu nội dung giải thích, chú thích, liệt kê trong câu; dùng để nối những từ liên danh và là dấu hiệu của lời nói trực tiếp. Ví dụ: Nam – bạn cùng lớp của tôi, đạt đến hai huy chương vàng trong hội thao vừa qua.
2. Từ vựng
a. Cấp độ khái quát nghĩa của từ:
Xét về mặt ý nghĩa, một từ ngữ có thể có ý nghĩa rộng hơn hoặc hẹp hơn so với ý nghĩa của từ khác, cụ thể như sau:
– Nghĩa rộng hơn (khái quát hơn): Khi ý nghĩa của từ ngữ đó bao hàm ý nghĩa của các từ ngữ khác. Ví dụ: Nghĩa của từ xe cộ sẽ bao hàm nghĩa của từ xe đạp, xe máy, xe lửa, xe buýt…
– Nghĩa hẹp (ít khái quát hơn): Khi ý nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm bởi ý nghĩa của từ ngữ khác. Ví dụ: Nghĩa của từ xe đạp, xe máy, xe lửa, xe buýt được bao hàm bởi ý nghĩa của từ xư cộ.
– Việc xét cấp độ rộng – hẹp về ý nghãi của từ có tính tương đối. Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ này nhưng sẽ có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác. Ví dụ: từ xe cộ có nghĩa rộng so với từ xe máy, xe đạp, nhưng từ xe cộ lại có nghĩa hẹp khi so sánh với ý nghĩa của từ phương tiện giao thông (xe cộ, tàu thuyền,…)
b. Trường từ vựng :
Tập hợp những từ mà những từ ngữ đó có ít nhất một điểm chung về nghĩa thì được gọi là trường từ vựng.
Ví dụ:
+ Trường từ vựng về gương mặt: mắt, gò má, làn da, đôi môi, dáng mũi.
+ Những từ: thầy giáo, cô giáo, lớp học, bảng đen, phấn trắng, học sinh, tập sách v.v… đều có điểm chung khi tất cả đều nói về trường học à trường từ vựng trường học.
c. Từ tượng thanh, từ tượng hình:
– Những từ gợi tả âm thanh của thiên nhiên, cuộc sống như rì rào, ầm ầm, soàn soạt, xào xạc… là những từ tượng thanh.
– Những từ gợi tả về dáng vẻ, trạng thái, hình ảnh của sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống như: lom khom, lặng lẽ, vật vã, khúc khuỷu… được gọi chung là từ tượng hình.
à Khi sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, những âm thanh, hình ảnh được thể hiện rõ ràng, cụ thể và sinh động. Bài viết trở nên hấp dẫn, đạt được giá trị biểu cảm cao. Từ tượng thanh, tượng hình được sử dụng nhiều trong những bài văn tự sự và miêu tả.
d. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
– Những từ ngữ chỉ được sử dụng ở mộtvùng miền hoặc một, một vài địa phương nhất định thì được gọi là từ địa phương. Ví dụ: bắp, bẹ để nói về ngô, con heo để nói về con lợn, má, u, bầm để nói về mẹ…
– Những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhằm chỉ một nội dung, hiện tượng nhất định được gọi là biệt ngữ xã hội. Ví dụ: đối với giáo viên: cháy giáo án (dạy hết giờ nhưng vẫn chưa hết nội dung bài học), ướt giáo án (dạy hết nội dung bài học nhưng vẫn chưa hết giờ); đối với học sinh, con ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1)…
* Lưu ý:
– Trong giao tiếp, cần hạn chế sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Nói cách khác, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ được sử dụng trong những trường hợp nhất định, tránh tình trang lạm dụng, sử dụng đại trà.
– Trong các tác phẩm văn học, các nhà thơ, nhà văn thường sử dụng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để nhấn mạnh màu sắc phong cách đồng thời thể hiện được tính địa phương, đặc điểm ngôn ngữ và tính cách của nhân vật
e. Nói quá :
Nói quá là biện pháp tu từ mà ở đó sử dụng cách thức phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của vật vật, sự việc, hiện được được nhắc đến.
Sử dụng biện pháp nói quá, người viết muốn nhấn mạnh đến nội dung được đề cập, qua đó tạo ấn tượng và tặng giá trị biểu cảm cho bài viết.
Ví dụ:
– “Bạn ấy chạy nhanh” sẽ không đạt được giá trị biểu cảm bằng “Bạn ấy chạy nhanh như cắt” Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm(VD : Nhanh như cắt)
g. Nói giảm nói tránh :
Khi giao tiếp, trong một số trường hợp đặc biệt, người nói, người viết cần diễn đạt một cách tế nhị để tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, thiếu lịch sử hoặc nhằm một ngụ ý nào khác, khi đó, người nói, người viết cần sử dụng biện pháp tu từ: nói giảm nói tránh. Ví dụ: thay vì chê bai người khác bằng câu: Cậu ấy học rất tệ, chúng ta nên sử dụng câu: Cậu ấy không học giỏi lắm.
3. Ngữ pháp:
a. Trợ từ , Thán từ :
– Những từ đi kèm cũng với những từ ngữ khác trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc thể hiện thái độ về sự vật, sự việc, hiện tượng được nói đến trong câu được gọi là trợ từ: những, chính, là, rằng, vì…
VD : Long có đến ba giải thưởng trong kỳ thi học sinh giỏi vừa rồi.
– Những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói, người viết được gọi là thán từ. Thán từ có hai loại là thán từ bộc lộ tình cảm (ôi, than ôi!, trời ơi,…) và thán từ gọi đáp (ơi, vâng, ạ…). Thán từ thường được đặt ở đầu câu, đôi khi được tách ra thành câu đặt biệt.
VD:
+ “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” à thán từ “than ôi” bộc lộ cảm xúc, được đặt thành câu đặc biệt.
+ Bố ơi! Hôm nay mình có đi công viên không bố? à thán từ “ơi” dùng để gọi đáp.
b. Tính thái từ:
Những từ được bổ sung vào trong câu để thể hiện sắc thái tình cảm trong câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán thì được gọi là tình thái từ. Tình thái từ được chia làm 04 loại tương ứng với các chức năng như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: ư, hử, sao, à, hả, chứ…
VD: Anh không đến lớp sao?
+ Tình thái từ cầu khiến: nào, với, nhé, đi,…
VD: Chúng ta đi thôi nào!
+ Tình thái từ cảm thán: thay, làm sao, sao…
VD: Con bé tội nghiệp làm sao!
+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: lắm, nhé, à, mà, quá…
VD: Mình thích món quà ấy lắm!
* Lưu ý: Trong giao tiếp, cần sử dụng tình thái từ để biểu thị sắc thái cảm xúc được cụ thể, rõ ràng và sinh động. Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp cần phải chú ý đến đối tượng giao tiếp (giới tính, tuổi tác, vai vế, thứ bậc xã hội) để sử dụng có hiệu quả.
c. Câu ghép :
– Khác với câu đơn, câu ghép được cấu tạo bởi hai hoặc nhiều thành phần nòng cốt (cụm C-V) không bao chứa nhau. Mỗi thành phần nòng cốt/cum C-V được xem là một vế câu.
Ví dụ: “Gió thổi, mây bay” là một câu đơn giản, có chứa hai thành phần nòng cốt tương ứng 02 vế câu, vế thứ nhất: “Gió thổi”, vế thứ hai: “mây bay”. Cả hai, nếu bỏ qua ngữ cảnh, đều nói về chủ đề thiên nhiên.
– Có hai cách để nối các vế câu trong câu ghép:
+ Cách 1: sử dụng từ có tác dụng nối:
@ Nối các vế câu bằng một quan hệ từ: “Gió thổi và mây bay”
@ Nối các vế câu bằng một cặp quan hệ từ: “Nếu gió thổi thì mây bay”
@ Nối các vế câu bằng cặp từ hô ứng: “Gió càng thổi mây càng bay”
+ Cách 2: không dùng từ nối mà sử dụng dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm để phân cách các vế câu: “Gió thổi, mây bay”
– Các vế của câu ghép có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Cụ thể:
+ Quan hệ nguyên nhân: Vì anh ấy không đến nên buổi tiệc không diễn ra.
+ Quan hệ ssiều kiện – giả thiết: Nếu anh ấy đến thì mọi thứ sẽ tuyệt vời lắm.
+ Quan hệ tương phản: Tuy rằng đang là mùa hè nhưng cây cối xanh mướt như xuân.
+ Quan hệ tăng tiến: Cha mẹ càng cực nhọc tôi càng phải cố gắng nhiều hơn.
+ Quan hệ lựa chọn: Tôi sẽ tiếp tục hay tôi phải quay về.
+ Quan hệ bổ sung: An không những là một học sinh giỏi mà bạn ấy còn là một người con hiếu thảo.
+ Quan hệ tiếp nối: Tôi nói xong, anh ấy quay đi lặng lẽ.
+ Quan hệ đồng thời: Cô ấy vừa nói, tôi vừa nhìn theo ánh nắt nhạt dần.
+ Quan hệ giải thích: Bài hát được trình diễn thât tuyệt vời có lẽ các em đã phải tập luyện nhiều lắm.
Như vậy, ta có thể thấy, các quan hệ giữa các vế câu thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, những cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, cần phải đặt những câu ấy trong văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp để hiểu rõ được chính xác nội dung.