Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi (văn 10)
Mở bài: Trong những trang lịch sử chói lóa của thời đại từ Triệu, Đinh đến Lí, Trần, Lê, có không ít những anh hùng mà tên tuổi của họ trở nên bất tử. Tuy nhiên hiếm có một nhân tài lỗi lạc nào lại phải chịu một nỗi oan khiên thảm khốc như Nguyễn Trãi. Dù cuộc đời nhiều trắc trở, nhưng nhà quân sự, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn để lại những án văn bất hủ cho đời.
Thân bài:
- Giới thiệu khái quát về cuộc đời tác giả
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (Hà Nội) hiệu là Ức Trai. Ông là con của Nguyễn Phi Khanh, cháu ngoại quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi và một trong nhưng đại thần lập nên nhà Hậu Lê.
- Hai sự kiện lớn nhất trong cuộc đời của ông là cuộc gặp gỡ với Lê Lợi và cái chết bi thương trong vụ án Lệ Chi Viên.
- Tác phẩm chính: Nguyễn Trãi là nhà tư tưởng,nhà chính trị lỗi lạc hiếm có trong lịch sử Trung Đại Việt Nam, nhưng trước hết ông được biết là một nhà văn, nhà thơ lớn đã để lại khối lượng thơ văn đồ sộ mặc dù phần lớn văn chương ông bị thiêu đốt sau cái chết thảm khốc của ông.
- Trong văn học: phần lớn văn chương Nguyễn Trãi được viết bằng chữ Hán, ngoài ra Nguyễn Trãi còn có những tập thơ Nôm nổi tiếng.
+ Tác phẩm chữ Hán: gồm hai phần văn xuôi và thơ:
- Quân trung từ mệnh tập là tập văn kiện lịch sử – ngoại giao, binh vận của Nguyễn Trãi soạn theo sự ủy thác của Lê Lợi trong suốt cuộc khởi nghĩa. Quân trung từ mệnh tập bao gồm các thư từ, trao đổi giữa Lê Lợi và tướng nhà Minh. Tập tư liệu với lời lẽ hùng hồn, đanh thép, văn phong trong sáng, mang tính chính luận, cổ vũ tinh thần quân sĩ và làm lung lay tinh thần kẻ thù.
- Bình Ngô Đại Cáo được viết sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Bài cáo đã tổng kết toàn bộ cuộc kháng chiến và nêu cao sứ mệnh bảo vệ quyền độc lập dân tộc của toàn dân.
- Lam Sơn thực lục: Được biên soạn năm 1431 theo lệnh của vua Lê, đây là tác phẩm mang tính lịch sử ghi chép lại công cuộc 10 năm khởi nghĩa của Lam Sơn.
- Văn bai Vĩnh Lăng: biên soạn 1433 kể lại thân thế và sự nghiệp Lê Thái Tổ.
- Tập thơ: Ức Trai thi tập gồm 105 bài, thể hiện tinh thần cứng cỏi và cốt cách thanh cao của bậc đại nho.
- Tập thơ Chí Linh sơn phú: là bài phú kể về việc nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần ba.
+ Tác phẩm chữ Nôm: Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm duy nhất của Nguyễn Trãi cũng là tập thơ Nôm đầu tiên của Việt Nam. Tập thơ sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, gần gũi viết về những đề tài quen thuộc của cuộc sống bình dị.
- Nguyễn Trãi trước tiên là một nhà văn chính luận mà Bình Ngô đại cáo được xem là tác phẩm mẫu mực.
- Bài cáo có bố cục chặc chẽ, hợp lí, viết theo lối văn biền ngẫu: chia làm bốn đoạn: đoạn một nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân dân; đoạn hai tố cáo tội ác giặc Minh, đoạn ba ca ngợi lòng nhân đạo và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân; đoạn bốn tuyên bố kết thúc chiến tranh, khẳng định nền hòa bình dân tộc.
- Kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, giữa lí luận chặt chẽ và nghệ thuật sinh động.
- Giọng điệu bài cáo đa dạng đi từ tự hào,căm phẫn, thương xót đến lo lắng cuối cùng là hào hùng.
- Cảm hứng chủ đạo của bài cáo là anh hùng ca.
- Nhà thơ trữ tình sâu sắc
- Một con người yêu thiên nhiên: Dù là một nhà thơ chính trị, nhưng khi gắn bó với đời sống nhân dân, Nguyễn Trãi tha thiết với từng mảnh vườn, cầu ao của quê hương: “Quê cũ nhà ta thiếu của nào
Rau trong nội, cá trong ao”
(Ngôn Chí 13)
Khi về Côn Sơn ở ẩn, Nguyễn Trãi hòa mình vào thiên nhiên và vui thú với điền viên: Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
- Lí tưởng người anh hùng: cả trong hai tập thơ nổi tiếng của ông, đều ghi lại dấu ấn người anh hùng. Người anh hùng trong thơ Nguyễn Trãi là người cứu dân độ thế, hết lòng vì dân vì nước: “Bui một tấc lòng ân ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”
(Thuật hứng 5)
Phẩm chất của người anh hùng là nhân, trí vì thế nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống tham, bạo để nhân dân yên ổn: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược
Có nhân, có trí, có anh hùng”
(Bảo kính cảnh giới)
- Con người đời thường: Thơ Nguyễn Trãi còn là tiếng nói của một con người sống gắn bó với nông thôn, làng quê: “Lụp xụp lều tranh bé cửa hiên
Nhà quan tưởng chốn ẩn người hiền”
(Tức sự)
con người sống ẩn dật, xa lánh quan trường, ham lao động:
“Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn, no mặc bởi hay làm
(Quốc âm thi tập – Bài 173)
- Một con người trọn tình trọn nghĩa: là một nhà Nho, Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng nho giáo với nhưng tam cương, ngũ thường, trong đó đạo vua – tôi, cha – con, chồng – vợ chi phối mọi tình cảm con người.
Đối với vua, ông lúc nào cũng trọn đạo trung thần, tròn trách nhiệm của một bề tôi: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen”
(Thuật Hứng bài 24)
Nguyễn Trãi luôn hướng đến bổn phận thiêng liêng của một người con:
“Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời, áo cha”.
(Ngôn chí – bài 7)
- Kết luận:
- Nguyễn Trãi đã có những đóng góp to lớn trong nền văn học dân tộc bao gồm nội dung về tinh thần yêu nước, tinh thân nhân đạo, nhân văn, niềm tự hòa dân tộc…và hình thức nghệ thuật mang đậm phong cách của văn học Nho Gia.
- Nguyễn Trãi cắm cột mốc quan trọng trong sự nghiệp văn chương dân tộc. Có thể khẳng định: “nỗi thao thức canh cánh của nhà hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn là nỗi thao thức canh cánh bên lòng của tất cả những người yêu công lý và nhân đạo trên đời nay”.