[Văn 10] Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình Thầy Trò – bài viết số 2

[Văn 10] Kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình Thầy Trò – bài viết số 2

Bài làm:

Có một lần, tôi được trở về thăm lại ngôi trường cũ, ngôi trước đã dìu bước tôi, nâng đôi cánh của tôi từng bước đầu tiên trong cuộc đời của mình. Đó là nơi những hình ảnh thân thương ngày còn học tiểu học, nơi có bóng dáng của biết bao hoài niệm, và hoài niệm lớn nhất về mái trường này chính là bóng dáng của cô Nhị, giáo viên chủ nhiệm của tôi năm lớp 9.

Khi tôi học lớp 9, cô Nhị của chúng tôi đã hơn 50 tuổi. Như những người phụ nữ trung niên khác, cô có thân hình hơi đẫy đà, tròn trịa, ấy vậy mà dáng đi của cô vô cùng nhanh nhẹn và lẹ làng. Đôi chân nhanh chóng vô cùng, mới vừa thấy bóng cô ở nhà xe giáo viên, thoắt cái là cô đã bước chân đến cửa lớp học, ấy vậy mà cô đi đứng rất nhẹ nhàng, không hề phát ra âm thanh to lớn ồn ào làm người khác khó chịu. Cô có mái tóc pha sương, ngắn ngắn ngang vai và uốn cong nhẹ nhàng, mái tóc không bao giờ thấy cô xõa ra mà luôn luôn được cột gọn gàng sau gáy. Nét nổi bật nhất trên khuôn mặt đã nhuốm màu thời gian ấy chính là cặp mắt đăm đăm sau cặp kính lão mà đối với tôi chưa bao giờ dày và nặng đến như vậy. Mỗi lần cô cúi xuống chấm bài, vì sức nặng cặp kính ấy chạy xuống mũi cô, để đến khi ngước mặt lên cô phải ngước cao hơn so với tầm nhìn, khi ấy trông cô rất xa xưa như một bà tiên két trong bộ phim tôi từng xem.

Đó là một người giáo viên có tính tình cương trực nhất từ trước đến giờ tôi đã biết, cô rất mạnh mẽ và năng động, dù tuổi đã cao nhưng những hoạt động tập thể của trường tôi luôn nhìn thấy có cô tham gia. Cô có giọng giảng bài vô cùng hay và hấp dẫn, chỉ bằng giọng nói của cô mà chúng tôi có thể nhìn thấy trước mặt mình phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, câu chuyện cảm động của chàng Sọ Dừa, hay sự mượt mà của những câu tục ngữ ca dao mà cô đã giảng qua, điều đó khiến tôi trở nên say xưa vô cùng trong những giờ học kể chuyện.

Chúng tôi sợ nhất chính là giây phút cô trả bài. Ngày xưa còn nhỏ dạy, nào ai biết những la mắng, những nghiêm khắc của cô dành cho chúng tôi chính là những kiến thức, những kĩ năng quý báu cô truyền dạy cho chúng tôi để trở nên giỏi hơn trong học tập, đạo đức được trong lành và tốt đẹp hơn. Chính bởi vì những ngây thơ không biết gì ấy mà chúng tôi đã làm một chuyện vô cùng có lỗi với cô, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn vô cùng ân hận.

Đó là vào tiết ôn tập như thường lệ, vì nỗi sợ hãi nếu như không chịu làm bài sẽ bị cô trách phạt nghiêm khắc, thế là chúng tôi đã lén giấu kính của cô, giấu luôn cả cây thước be bé cô thường mang theo để chỉ bảng, giấu cô cả quyển sổ tay ghi chú những bạn nào không chịu làm bài tập. Kế hoạch này được bày ra từ Hưng, cậu bạn có thể nói là cá biệt nhất lớp, không ngờ tiết học ấy lại là tiết học có giáo viên đến dự giờ lớp. Cô vẫn giảng và dạy làm bài tập một cách bình thường như bao nhiêu giờ học khác, nhưng nếu để ý sẽ thấy nhìn cô phải chau mày, cố gắng để quyển sách ra xa nhất để nhìn thấy mặt chữ, dùng thước kẻ bé tí ti để kẻ những đường thẳng trên bảng mới biết cô đang vật vả với những hậu quả ngông cuồng của lũ học trò ngày đêm mình lo lắng. Khi ấy, chưa bao giờ tôi thấy mình xấu hỗ đến như vậy, rõ ràng là tôi biết các bạn làm sai, nhưng tôi lại không dám lên tiếng thông báo cho cô biết. Sau khi giờ dự giờ đã xong, chỉ còn cô và chúng tôi trong lớp, lớp khi ấy chưa bao giờ im lặng đến như vậy. Hưng bây giờ không còn hả hê và lém lỉnh như ban đầu nữa, bạn ấy tự động bước lên, mếu máu khóc và xin lỗi cô rối rít. Chúng tôi cúi đầu trông chờ một hình phạt giáng xuống đầu mình, bởi vì lỗi lầm rất lớn mà chúng tôi đã gây ra.

Nhưng không, cô không hề trách phạt, mà cô còn nhẹ nhàng lên tiếng. “Cô mới là người lên tiếng xin lỗi các em, là một giáo viên, không thể giúp học trò trở nên yêu thích môn học, lại còn khiến các em sợ hãi đến như vậy. Cô đã thất bại khi làm một giáo viên rồi”. Bây giờ tiếng khóc đã vang vọng cả lớp, lời cô nói như cái gì đó đã bóp nghẹt trái tim của tôi. Chúng tôi đâu biết, chính cô luôn là người bảo vệ lớp tôi như là ba mẹ, bạn nào có hoàn cảnh khó khăn, cô giúp đỡ một cách nhiệt tình không hoàn trả. Từ đấy, cô của tôi, được chúng tôi gọi với cái tên yêu thương: Mẹ Nhị. Cuối năm còn được cô cho ăn tiệc lớn nữa.

Sau bao tháng ngày vật vả cho việc thi tuyển sinh trung học phổ thông, tôi đã lên lớp 10, thì mới hay tin, mẹ Nhị của tôi đã về hưu, cô theo người em gái, lên Đà Lạt sinh sống. Ngày biết tin tôi đi học về mà lòng buồn não nề, mẹ hỏi vì sao, tôi òa lên khóc nức nở. Mẹ ôm tôi vỗ về, mẹ nói rằng chỉ cần con trở thành một người tốt, dù cô có ở đâu, thì quan trọng nhất cô ấy vẫn ở trong trái tim của con.

Kỉ niệm ấy mãi mãi là một kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời tôi, đến giờ tôi vẫn không bao giờ quên lời của cô dặn dò, cố gắng học thật tốt, quan trọng nhất là rèn luyện đạo đức thật tốt, trở thành người công dân lương thiện để giúp đỡ mọi người. Đưa tay lên chạm vào tấm thân xù xì của cây phượng vĩ già trước cửa lớp, tôi nghe văng vẳng bên tai giọng đọc hào sảng: “Về thăm bà…”

4.2/5 - (5 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply