[Văn 11] Dàn ý cảm nhận của anh chị về chi tiết nghệ thuật bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Mở bài:
Nam Cao là một nhà văn đi đầu trong chủ nghĩa hiện thực, những trang văn của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo và luôn ám ảnh day dứt giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân bị tha hóa bởi nhà tù thực dân phong kiến.
Lựa chọn những chi tiết nghệ thuật đặc sắc để làm nên ý nghĩa tác phẩm là phong cách nghệ thuật tiêu biểu của nhà văn. Với truyện ngắn Chí Phèo chi tiết bát cháo hành có thể xếp vào chi tiết đắc nhất chứa đựng tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc.
Thân bài:
- Khái quát về bi kịch bị mất nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo trước khi gặp Thị Nở và ăn bát cháo hành
- Chí Phèo bị mất nhân hình:
+ Vừa chào đời Chí Phèo đã bị bỏ rơi ở lò gạch cũ và trở thành một đứa con hoang. Chí phải trải qua những năm tháng tuổi thơ khổ cực với kiếp sống toi mọi cho người ta.
+ Chí làm đầy tớ cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến ghen tuông và đổ tội để rồi Chí đi tù thực dân trong 7, 8 năm trời.
+ Bước ra nhà tù là một Chí Phèo với ngoại hình ghê tởm: cái đầu cạo trọc, răng trắng hớn, mặt thì đen, hai mắt gườm gườm…
+ Cái nghề rạch mặt ăn vạ khiến khắp người hắn là những vết sẹo dài, sẹo ngắn.
- Chí Phèo bị tha hóa nhân tính
+ Chí Phèo ra khỏi nhà tù và sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ, hắn làm cho Bá Kiến để có chút tiền mua rượu.
+ Hắn phá phách, ức hiếp, rạch mặt, ăn vạ…đủ mọi trò của một tên quỹ dữ để đòi những món nợ cho Bá Kiến
+ Hắn luôn luôn say và chỉ giao tiếp với người đời bằng tiếng chửi.
- Bát cháo hành
- Sự xuất hiện: xuất hiện ở phần giữa truyện. Trong một lần say rượu hắn ngủ đi ngang vườn chuối để về căn chòi của hắn. Chí Phèo gặp Thị Nở đang nằm ngủ quên bên gốc chuối ăn mặc hớ hênh. Thế là hắn nhào vô bất chấp tiếng kêu la của Thị. Chính cái khung cảnh hữu tình của đêm trăng thanh, gió mát dưới liếp chuối đã mở đầu cho mối tình vỏn vẹn năm ngày của hắn và Thị.
- Khi tỉnh lại, Chí Phèo ốm một trận, Thị thương hắn nên đã lẻn về nhà lấy ít gạo và hành nấu cho hắn bát cháo.
- Ý nghĩa bát cháo đối với Chí Phèo
+ Là sự chăm sóc tận tâm của Thị dành cho Chí Phèo, nhờ có bát cháo Chí Phèo khỏi bệnh.
+ Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm cướp giật của người khác miếng ăn, Chí Phèo được một người đàn bà tử tế cho hắn. Đó là hương vị của tình yêu hay nói đúng hơn là tình người.
+ Không chỉ giải cảm cho Chí Phèo, bát cháo hành còn khiến Chí Phèo thức tỉnh sau cơn say dài của rượu. Hắn nhớ về ngày còn trẻ với những mơ ước giản dị. Hắn tỉnh và nhận ra mình cô đơn, so với già nua và bệnh tật, cô đơn còn đáng sợ hơn. Đó cũng là lần đầu hắn cảm nhận về cuộc sống xung quanh đáng quý, hắn muốn được sống hòa đồng với mọi người.
- Bát cháo hành đánh thức phần người lương thiện của Chí Phèo, cùng với tình cảm chân thành của Thị Nở, bát cháo như cái nắm tay cứu Chí ra khỏi bờ vực của kiếp sống của quỹ.
- Sự thúc đẩy của bát cháo hành đến bi kịch cuối cùng của Chí Phèo
+ Sau năm ngày yêu nhau, Thị Nở nhớ đến bà cô già và về thưa chuyện. Sau khi bị bà cô chửi mắng, Thị trở nên trút giận lên Chí Phèo và một lần nữa bỏ rơi Chí. Hắn chẳng còn cơ hội nào để quay về. Hắn uống rượu và nghe hơi cháo hành. Ban đầu hắn định xách dao đến đâm chết bà cô già của Nở nhưng hơi cháo hành không cho hắn mãi sống kiếp quỹ nữa. Hắn đến nhà Bà Kiến và giết Bá Kiến rồi tự tử. Cái chết với hắn là sự giải thoát tốt nhất để chấm dứt một kiếp người sinh ra là người nhưng bị khướt từ mọi quyền làm một con người.
- Ý nghĩa nghệ thuật của bát cháo hành:
+ Chi tiết quan trọng trong việc thúc đẩy diễn biến câu chuyện cũng là mấu chốt để tâm lí, tính cách của nhân vật hiện ra.
+ Nổi bật tinh thần nhân đạo của tác phẩm: Nam Cao tin vào sức mạnh của tình người.
Kết bài:
- Chi tiết nghệ thuật bát cháo hành là nỗi tâm sự của Nam Cao trước hiện thực xã hội nửa phong kiến thực dân qua đó tố cáo tội ác của thực dân phong kiến.
- Chi tiết nghệ thuật này còn làm nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng của một nhà văn hiện thực lớn của nước ta.