[Văn 11] Dàn ý phân tích đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng để thấy được sự lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thành thị thời thuộc Pháp.
Mở bài:
- Không phải đơn thuần mà người ta gọi Vũ Trọng Phụng là bậc thầy của nghệ thuật trào phúng. Bằng việc lột tả từng nhân vật, từng cử chỉ, ngoại hình, hành động mà Vũ Trọng Phụng đã phô bày trước mắt người đọc cái bản chất lố lăng của tầng lớp tư sản thành thị thời Pháp thuộc.
- Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là đoạn tiêu biểu trong tiểu thuyết Số Đỏ – một đóng góp lớn về cả nội dung và nghệ thuật trong nền văn học VN hiện đại.
Thân bài
- Sơ lược về nội dung tiểu thuyết Số Đỏ và đoạn trích Hạnh phúc một tang gia
Nhân vật chính của cả thiên truyện là Xuân tóc đỏ, hắn vốn là một kẻ lưu manh, sống bằng nhiều nghề khác nhau như trèo sấu, bán thuốc dạo…Khi nhặt banh trong sân quần vợt, hắn được bà Phó Đoan để mắt vì bị cảnh sát bắt tội xem trộm cô đầm thay đồ. Xuân tóc đỏ được giới thiệu vào làm việc trong tiệm may Âu Hóa, từ đấy hắn tham gia cải cách xã hội. Nhờ những kinh nghiệm bán thuốc lậu, Xuân tóc đỏ trở thành sinh viên trường luật và được vợ chồng cậu Văn Minh giới thiệu chữa bệnh cho ông nội mình là cụ Cố Tổ. Vô tình hay hữu ý mà bài thuốc của hắn tiếp tay cho cái chết của người “đáng chết” và mở màn cho lớp diễn bi hài trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia.
- Bản chất lố lăng, đồi bại của những nhân vật trong đoạn trích
a. Chân dung những người mang danh thượng lưu đi đưa tang
- Những ông bạn thân của cụ Cố Hồng đến dự đám tang với tất cả lòng thành kính dành cho những tấm huy chương của họ. Vũ Trọng Phụng còn đặc tả những bộ ria mép độc đáo ẩn chứa bản chất thật sự: râu dài hoặc ngắn, đen hoặc hun hun..
- Trai thanh, gái lịch bạn của vợ chồng Văn Minh và cô Tuyết thì mang đủ tâm trạng: ghen tức, soi mói, tị hiềm, tự hào…về những mẫu chuyện chẳng liên quan.
- Thực chất sự cảm động trên gương mặt của những vị khách lớn tuổi ấu chỉ dừng lại sau làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết.
- Những vị trai thanh, gái lịch thì ghen tuông nhau, cười tình nhau, hẹn hò nhau…
- Họ thực chất chỉ xứng đáng được ca ngợi bằng những từ ngữ vô liêm sĩ, vô đạo đức, vô văn hóa, những cặn bã của xã hội thượng lưu.
b. Chân dung những người trong gia đình có tang
- Cụ cố Hồng: Với Cụ Cố Hồng, đám tang của bố mình là cơ hội để ông được khen ngợi, được chú ý bởi cái sự già và bộ trang phục uy nguy.
- Ông Văn Minh: Điều ông ta boăn khoăn trong cái đám tang của ông nội mình là làm sao để thực thi cái di chúc kia đúng như ông mong đợi và càng sớm càng tốt => Ta thấy được một ông Văn Minh mang bộ mặt của kẻ tham lam vừa mưu mô lại vừa thô bỉ.
- Cô Tuyết, bà Văn Minh, bà Phó Đoan: xem đám tang là dịp để trưng diện những mốt thời trang của tiệm Âu Hóa, đồng thời cũng cho thiên hạ họ được một phen sáng mắt vì đã coi thường sự trinh tuyết của cô.
Kết bài
- Ngòi bút hiện thực trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã khắc họa thành công những nhân vật tiêu biểu cho xã hội thượng lưu giả dối, bề ngoài đạo đức nhưng bên trong lại thối nát, bất hiếu, vô sỉ…
- Cái lố lăng, đồi bại của đám tang là đại diện cho cái lố lăng, đồi bại của xã hội tư sản thời Pháp thuộc.