[Văn 11] Dàn ý – Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

[Văn 11] Dàn ý – Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” trích tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng

DÀN Ý CHI TIẾT

  1. Mở bài:

          – Giới thiệu tác giả Vũ Trọng Phụng: nhà văn hiện thực phê phán có sức viết hăng say, được mệnh danh là “Ông vua phóng sự Bắc Kì”.

– Phong cách nghệ thuật: khai thác những mâu thuẫn trong cuộc sống, phê phán lối sống giả dối của giai cấp tư cho là thượng lưu trong xã hội.

          – Thành công của tác phẩm chính là vạch trần bộ mặt xấu xa, giả dối của những người văn minh, âu hóa thông qua tiếng cười trào phúng sâu cay.

  1. Thân bài:

          2.1. Luận điểm 1: Nghệ thuật trào phúng là gì? Nghệ thuât trào phúng chính là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn trong tình huống truyện, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán, lên án xã hội.

          2.2. Luận điểm hai: Mâu thuẫn trào phúng

          – Mâu thuẫn trào phúng thể hiện trong nhan đề của tác phẩm. Theo lẽ thường, tang gia phải gắn với đau khổ nhưng trong trường hợp này, tang gia lại mang đến hạnh phúc.

          – Cả gia đình đều cho rằng việc sống thọ của cụ cố Tổ là “trái lẽ thường”, là “bệnh nặng vì không bệnh gì cả” (cụ cố Hồng mơ màng nghĩ đến lúc mặc đồ xô gai, vừa chống gậy vừa ho khạc, gia đình Văn Minh mong ông cụ chết để được ra mắt sản phẩm mới, cô Tuyết muốn gặp được Xuân trong đám tang của ông cụ, ông Phán muốn ông cụ chết để được chia gia tài). Một gia đình tự cho là văn minh, hiện đại nhưng chính gia đình ấy là tập hợp của những con người “đại bất hiếu”.

          – Sự vắng mặt của Xuân Tóc Đỏ khiến mọi người lo lắng bởi “Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn”.

          – Chi tiết cụ Cố Hồng cứ luôn mồm nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dù bản thân mình chả biết gì.

          2.3. Luận điểm 3: Cảnh “đám ma gương mẫu” diễn ra đầy những sự giả dối

          – Cảnh đám cứ đi:

          + Bề ngoài đám tang được tổ chức long trọng nhưng chẳng khác nào đám rước nhố nhăng, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây, kèn Ta, kèn Tàu, vòng hoa, câu đối….; người đưa tang rất đông nhưng chẳng ai thương xót cho người quá cố.

          + Điệp khúc “Đám cứ đi” thể hiện sự quyến luyến giả dối, cốt yếu chần chừ, chậm chạp để khoe mẽ sự giàu có và hoành tráng của đám tang.

          + Đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú chen ngang đám tang một cách vô học nhưng lại đem đến sự mừng rỡ và tự hào cho gia đình.

          – Cảnh hạ huyệt: đỉnh điểm của tiếng cười trào phúng:

          + Cậu Tú Tân biểu diễn cảnh chụp ảnh, mọi người trong gia đình “diễn” rất phù hợp, trở thành những diễn viên đại tài.

          + Ông Phán Mọc sừng khóc to những âm thanh lạ đến lả người đi. Sự giả dối, lố bịch lên để cực điểm khi bên huyệt của người chết, ông Phán thực hiện “cuộc giao thương” với Xuân khi vừa khóc vừa đưa tờ năm đồng gấp tư với mong muốn sẽ có nhiều cơ hội “hợp tác” kiếm tiền đơn giản như thế.

 2.4. Luận điểm 4: Đánh giá

          – Nghệ thuật: lựa chọn chi tiết đắt giá, phát hiện những đối lập gay gắt, cường điệu, nói ngược, nói mỉa.

          – Nội dung: Nghệ thuật trào phúng đã tạo nên tiếng cười sâu cay, mỉa mai, khinh bỉ.

  1. Kết bài:

          – Vũ Trọng Phung đã rất thành công khi vạch trần bộ mặt xã hội đầy những giả dối, bất nhân, bất hiếu.

– Đó là tiếng cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của tác giả dành cho một tầng lớp xã hội nhố nhăng, lố bịch.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply