[Văn 11] Dàn ý – Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

[Văn 11] Dàn ý – Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

DÀN Ý CHI TIẾT

  1. Mở bài:

          – Nam Cao là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc của văn học Việt Nam,

         – Sáng tác của ông nói về những số phận nhỏ bé trong xã hội, đặc biệt là người nông dân.

         – Chí Phèo là tác phẩm thể hiện hình ảnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám bị thực dân phong kiến làm cho tha hóa nhân hình, nhân tính.

  1. Thân bài:

          2.1. Luận điểm 1: Chí Phèo, người nông dân lương thiện:

          + Sinh ra là đứa trẻ mồ côi, bị bỏ rơi, sống vất vưởng.

          + Lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến, là người khỏe mạnh, chịu khó, “hiền lành như đất”.

          + Có ước mơ và hạnh phúc bình dị.

          + Có lòng tự trọng.

          2.2. Luận điểm 2: Chí Phèo, tên lưu manh, con quỷ dữ của làng Vũ Đại

          + Bị Bá Kiến đẩy vào nhà tù thực dân.

          + Người nông dân lương thiện bị nhà tù làm cho tha hóa cả về nhân hình và nhân tính.

  • Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.

2.3. Luận điểm 3: Chí Phèo, bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được là người:

     + Cuộc gặp gỡ với thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí.

     + Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường.

+ Thế nhưng bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí. Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương tời. Khiến chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

+ Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cưới đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

2.4. Luận điểm 4: Đánh giá

– Nghệ thuật: Giọng kể đa thanh, khắc họa nhân vật độc đáo, xây dựng tình huống truyện hấp dẫn, hợp lý.

– Nội dung: Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mở mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người.

  1. Kết bài:

     – Chí Phèo đã trở thành hình tượng của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam.

     – Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện thông qua nhân vật Chí Phèo đã đưa tác phẩm trở thành kiệt tác số một của Nam Cao, khẳng định tên tuổi của ông trong nền Văn học Việt Nam.

4/5 - (2 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →

Leave a Reply