[Văn 8] Thuyết minh cây Mai ngày tết

[Văn 8] Thuyết minh cây Mai ngày tết

Trong làn gió se se lạnh của những ngày sắp bước sang tháng chạp. Khi mọi người tất bật cho những công việc cuối năm thì có một loài cây đang háo hức đợi chờ đến ngày được tỏa hương, khoe sắc. Ấy chính là hoa Mai, loài cây của ngày xuân miền Nam, của những ước mơ, khao khát và của niềm hạnh phúc sum vầy.

Cây Mai là loài thực vật có hoa thuộc chi mai (Ochna) có nguồn  gốc từ mai rừng được con người nhân giống và trồng rất lâu đời. Ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Hoa, rất coi trọng cây mai vì nó tượng trưng cho cốt cách thanh cao của người quân tử. Theo sách “Trân Hương Bảo Ngự” viết rằng Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh nên Trụ Vương đội tuyết ngắm cùng. Mai cùng với tùng, trúc, cúc đã làm nên bộ tứ tượng trưng cho bốn mùa trong năm và đại diện cho chuẩn mực đạo đức của người quân tử trong quan niệm Nho giáo xưa. Họ hàng nhà mai khá đa dạng, có thể kể đến một số loại phổ biến như mai vàng (hoàng mai); mai trắng (bạch mai), mai chiếu thủy, mai tứ quý. Mỗi loại có một đặc điểm nhận dạng riêng. Mai vàng hoa mọc thành từng chùm, cánh hoa màu vàng, báo hiệu mùa xuân. Mai tứ quý hoa nở quanh năm, bông hoa mang hạt nhỏ màu đen bóng. Mai trắng có cánh hoa màu trắng tinh mùi thơm nhẹ. Mai chiếu thủy có hoa và lá nhỏ mọc thành từng chùm, hương thơm ngát về đêm.

Trong số đó, mai vàng là loài hoa được biết đến nhiều nhất vì nó tượng trưng cho ngày tết miền Nam. Mai  vàng là cây lâu năm, tuổi thọ trung bình khoảng 50 – 60 năm, có khi đến gần trăm năm. Chiều cao trung bình là 3m, có cây lên đến 6,7 mét. Gốc mai vàng rất quý, giá trị cảu cây mai nằm ở bộ rễ và gốc được tạo hình uốn lượn. Mai thuộc lớp thực vật rể cộc, có đến ba rể chính to khỏe cắm sâu vào lòng đất tạo thế chân kiềng nâng đở gốc mai vững chắc. Xung quanh rể chính là những rể phụ, rể con mọc tua tủa. So với gốc to xù xì thì thân mai mềm mại, mảnh khảnh hơn. Lá mai non có màu hồng nhạt, mỏng manh nhưng khi già chuyển sang màu xanh đậm. Lá mai đơn, mọc đối xứng, Hai mép là hình răng cưa, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới thô ráp. Khi những chiếc lá mai cuối cùng trút xuống vào cuối đông, thì những nụ hoa mọc lên chi chít. Hoa mai vàng mọc thành từng chùm, mỗi hoa mang theo cuốn dài. Cánh hoa xèo ra màu vàng rực bên trong là nhụy. Hoa mai vàng thường có năm cánh nhưng cũng có những loại mai 7 cánh, 9 cánh, 12 cánh…Hiện nay có các giống lai tạo với số lượng cánh lên đến hàng chục.

Dựa vào tiêu chí số cánh mai, người ta chia mai vàng thành các loại: mai vàng 5 cánh, mai vàng 7 cánh, mai vàng 9 cánh, mai vàng 24 cánh…Riêng mai vàng 5 cánh còn được chia nhiều chủng loại như: mai châu với cánh hoa to, phổ biến ở miền Nam; mai liễu có cánh mềm mại, rũ xuống như liễu; mai chùm gửi có thân cứng, đầu cành nổi lên những khối u to; mai cánh nhọn với nụ hoa nhỏ dài, cánh nhọn như hình ngôi sao; mai lá quắn nổi bật với lá to xoắn quắn lại…

Mai vàng là cây cảnh được trồng nhiều trong chậu hoặc trên đất. Mai ưa sáng nên khi chọn vị trí trồng mai cần đảm bảo đủ ánh sáng. Thời gian thích hợp cho mai vàng là được chiếu sáng 6 giờ trong ngày. Mai thích nghi với nhiều loại đất và chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên để mai vàng phát triển tốt cần được bổ sung đất, bón phân, cắt tỉa cành, tỉa hoa…Khi trồng mai trong chậu cần chọn chậu rộng rãi, thoát nước vì mai không chịu được ngập úng. Tưới nước hằng ngày cho cây bằng nguồn nước sạch không chứa mặn, phèn.

Để cây ra hoa đúng ngày tết cần lặt lá mai đúng lúc. Thời điểm lặt lá còn phụ thuộc vào thời tiết, vào thể trạng của từng cây. Thông thường, đối với mai vàng 5 đến 9 cánh người ta lặt lá vào khoảng từ mùn 5 đến mùn 10 tháng chạp. Mai nhiều cánh lặt sớm hơn từ khoảng 25 tháng 11 đến mùn 5 tháng chạp.

Mai là sự kết hợp hài hóa giữa sự rắn rỏi và mềm mại, giữa nét thanh tú và duyên dáng yểu điệu. Những cánh mai nở xòe trong gió báo hiệu một mùa xuân lại đến, ngày tết sum vầy sắp cận kề. Màu vàng của mai tượng trưng cho sự mai mắn, tài lộc. Cây mai được trưng trong chậu đặt trước cửa nhà là lời chúc an khang, thịnh vượng. Mai không chỉ đẹp mà sắc màu không phai tàn, héo úa vì thế nó chiếm trọn tình cảm con người với ý nghĩa tin tưởng, lạc quan ở tương lai. Không chỉ vậy, mai còn truyền cảm hứng cho con người bằng khả năng chống chọi mọi hoàn cảnh sống.

Mai đi vào đời sống tinh thần của con người, đi vào văn chương bằng tất cả sự yêu mến và cảm phục. Vị anh hùng Cao Bá Quát hiên ngang một thời chỉ cuối đầu trước cốt cách thanh cao của loài hoa “Nhất sinh đê thủ bái hoa mai”. Mai nhẹ nhàng đi vào câu thơ của Mãn Giác Thiền Sư với sự thâm thúy về quy luật cuộc đời

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

Mai trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của chị em Thúy Kiều qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Mai vàng xứng đáng là loài cây của nắng gió phương Nam mang hương vị tết quê nhà. Mai là tiếng nói của niềm tin, hi vọng vào một năm mới an lành, nhiều may mắn. Cốt cách của hoa mai trong mưa bão xứng đáng là cốt cách của bậc hiền tài. Cùng với hoa đào miền Bắc trong sắc hồng dịu dàng, hoa mai miền Nam rực rỡ để sắc xuân đến trọn vẹn trên quê hương Việt Nam thân yêu.

5/5 - (1 vote)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →