[Văn lớp 7] Biểu cảm về người Ông
Bài làm:
“Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
Nhạt nhòa bóng Ngoại liêu xiêu
Tháng năm vất vả sớm chiều nắng mưa…”
Tôi lớn lên đã nhìn thấy tóc ngoại ngã màu, thấy dáng ngoại lom khom. Thế nhưng tình thương mà ngoại dành cho đứa cháu lại đong đầy theo từng người. Tôi cũng yêu ngoại như yêu mảnh vườn, ngôi nhà và yêu người ông đáng kính.
Ông tôi năm nay đã tròn 70 tuổi, thân hình ông cao lớn nhưng đã không còn nhanh nhẹn như ngày xưa. Như bao nhiêu người già khác sau khi bước qua tuổi 60, mái tóc của ông đã sớm bạc ngày một dày thêm, mái tóc mà tôi vẫn thường ví như áng mây trời và thích thú vuốt bàn tay bé nhỏ. Tôi thương cái vầng trán cao, rộng đã đầy những nếp nhăn vì sương gió cuộc đời của ông. Có phải vì đi qua những tháng ngày cơ cực mà đôi mày cũng hoa râm như mái tóc, mí mắt đã nhăn và đùn xuống đôi mắt mờ đục, đuôi mắt đầy những vết chân chim chứng tỏ nó đã bị thời gian làm tàn phai đến như thế nào. Mỗi lần nhìn đôi mắt của ông, tôi lại trách sao thời gian tàn nhẫn thế và lại lo sợ thời gian trôi nhanh để ông mái mãi rời xa chúng tôi.Làn da ông sậm màu của nắng gió vì ruộng đồng nhưng không làm mất nét đẹp lão trên khuôn miệng cười rất có duyên, dù hàm răng đã bị thuốc lá làm úa màu. Khi yêu thương ai đó, bạn sẽ thấy mọi thứ của người ta đều đẹp kể cả những khuyết điểm.
Cũng như những người nông dân chăm chỉ khác, ông của tôi có đôi bàn tay và đôi bàn chân lớn vì phải làm ruộng và đi chân đất nhiều, những cơ gân ở tay, chân nổi lên cuồng cuộng, dù đã 70 nhưng da thịt ông rất chắc chắn. Ông của tôi rất giản dị trong việc ăn mặc và ăn uống, ông thích nhất là mặc quần ngắn khi ở nhà cùng với áo thun cổ rộng. Còn khi đi thăm đồng ông chỉ mặc thêm 1 chiếc quần dài và một chiếc áo sơ mi bạc màu nữa là xong, vì ông thường đi thăm vườn vào buổi sáng hay chiều tối nên ông không cần phải che chắn gì nhiều. Ông rất thích uống trà nóng và ăn đường thốt nốt. Phải chăng vì cuộc đời đã quá nhiều sóng gió nên ông muốn thưởng thức những vị ngọt và nhâm nhi vị chát trên đầu lưỡi? Nhìn cái dáng uống trà khoan thai của ông tôi cứ ngỡ như một ông tiên đang ngự trên mây cao và suy ngẫm sự đời. Những ngày về thăm ngoại, thức sớm cùng ông ngồi xem ông đun nước, pha trà và ngắm đồng ruộng, trong ánh sáng mờ sương của buổi bình minh, tôi nghe trong lòng phấn khởi và vui sướng lạ thường.
Ông tôi rất hiền lành, đó có lẽ là đặt điểm nổi bật nhất khi bà tôi nói rằng bà lấy ông tôi vì điều đó. Ông tôi rất hiền từ, trong cách ông chăm bón khu vườn, cách ông nói chuyện với con cháu và trong cả cách ông chăm lo cho bà tôi. Ông bà tôi rất yêu thương nhau và luôn dành cho nhau những lời lẽ ngọt ngào. Hai ông bà tôi chỉ sống một mình, không sống cùng con nhưng chính vì như vậy mà mỗi lần về quê thăm ông bà, tôi cứ tưởng rằng mình đang đến nhà của một ông tiên, một bà tiên nào đó trú ẩn vài ngày, như lạc vào thế giời cổ tích xa xưa, chỉ có hoa cỏ và tình yêu thương.
Ông tôi rất yêu thương cây cối, nhìn khu vừng trước cổng rào và khu vườn tượt sau lưng nhà cũng đủ thấy ông đã công phu như thế nào. Ông trồng rất nhiều hoa, mà chỉ cần là hoa bà thích là ông cố gắng mài mò trồng cho bằng được. Còn về rau quả, ông đã nghiên cứu và trồng cả các giống cây xứ ôn đới nữa, ông trồng rau bằng tình yêu thương, bằng tấm lòng nâng niu nên loài nào cũng không phụ lòng ông, đều cho hao, kết quả xum xuê, nào các loại đậu, hành, hẹ, rừng, dưa…vv. Cứ mỗi độ về quê là tôi được ông bà vỗ béo lên tận 2 – 3kg. Ổng bảo ông trồng nhiều một là vì ông yêu cây cỏ, và quan trọng nhất là không cần bà phải mất công lặn lội đi xa mà vẫn có cái bà muốn ăn, không hại sức khỏe.
Ông của tôi là thế đấy, ông ngày trẻ nuổi cả gia đình hơn mười người con, nay lớn tuổi thì ông chăm sóc cho bà, cho con cho cháu, cho những thú vui an nhàn. Với tôi ông như là hiện thân của ông bụt hiền lành, hiện thân cho cái tình cảm vĩnh cửu mà ông đã dành cho bà. Ông là người tôi rất ngưỡng mộ, tôi luôn ao ước ông bà luôn dống mãi với tôi để tôi học ở ông cách yêu thương con người và yêu thương cây cối.