Dàn ý: khi còn trẻ nếu không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được gì có ích

Đề:  ít lâu nay trong lớp có một số bạn lơ là học tập, em hãy viết một bài văn thuyết phục các bạn: nếu khi còn trẻ không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích.

Mở bài:

Đề cao truyền thống học tập của người xưa hoặc thông qua lời răn dạy của những vĩ nhân trên thế giới. Khẳng định việc học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay. Phủ nhận tình trạng một số bạn còn lơ là học tập và đưa ra hậu quả của việc lơ là ấy.

ví dụ: người xưa đã đề cao việc học và xem đó là việc phải làm của người quân tử muốn giúp ích cho nước nhà “ngọc không mài không sáng, người không học không biết được đạo”. Đạo ở đây chính là con đường tương lai của mỗi người và cũng là đạo lí ở đời. Khi xã hội ngày văn minh thì việc học lại càng quan trọng. Ấy vậy mà có không ít bạn học sinh lại lơ là việc học, các bạn đâu nghĩ rằng khi còn trẻ không chịu khó học hành, lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

Thân bài:

  • Giải thích: học là gì?

– Học là con đường tiếp thu tri thức, là quá trình lâu dài giúp mỗi chúng ta chiếm lĩnh tri thức của thế giới để làm giàu học thuật cho chính mình và để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

  • Ý nghĩa của việc học:

– Đối với bản thân: Học tập là chìa khóa giúp con người mở cánh cửa tương lai, giúp con người làm giàu vật chất lẫn tinh thần, giúp chúng ta hòa nhập được trong xã hội cần tri thức, không bị lạc hậu

– Đối với xã hội: Học tập là động lực phát triển xã hội, thúc đẩy nhanh đến tiêu chí: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cũng là con đường duy nhất đưa nước ta sánh vai với cường quốc năm châu.

  • Nêu một số dẫn chứng chứng minh tinh thần học tập

– Truyền thống hiếu học của dân tộc từ thời Mạc Đỉnh Chi, Cao Bá Quát đến vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn để học vì học tập là con đường duy nhất để cứu nước.

– Một số tấm gương tiêu biểu cho những người thành công vì cố gắng học: Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay viết chữ bằng chân mà vẫn thành nhà văn, thầy giáo, bác sĩ Huỳnh Minh Toán chuyên khoa Nhi ở bệnh viện Nhi Cà Mau phấn đấu tự học, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp để phụng sự cho nhân dân…

  • Con đường học tập rất đa dạng:

–  Học ở trường phổ thông

– Học nghề

– Học nâng cao, chuyên môn…

  • Học ở nhà trường, học trên sách vở, báo đài, học ngoài thực tế học ở bạn bè…
  • Học không chỉ để lấy bằng cấp xin việc mà học còn để tự lập, hoàn thiện mình: không thể sửa bóng đèn hư nếu không biết kiến thức cơ bản về vật lí.
  • Phản đề: nêu lên thực trạng hiện nay có nhiều học sinh lơ là học tập

– Lí do: Chưa ý thức được vai trò của việc học; lối sống thực dụng, quá đầy đủ về vật chất nên hình thành thói ỷ lại; không xác định được định hướng học tập để làm gì; bị cám dỗ vào những trò chơi, thói hư, tật xấu…

– Biểu hiện: Học qua loa, đối phó cha mẹ, thầy cô; đến trường để chưng diện, đua đòi và gặp bè bạn vui chơi; chơi game, nghiện mạng xã hội, sống ảo; tham gia các trò quậy phá làm mất trật tự an ninh; sa ngã vào thuốc lắc, vũ trường, hút chích…

  • Hậu quả của việc không cố gắng học tập: Hình thành thói quen lười biếng, ỷ lại; không làm được việc gì lớn lao có ích; nếu tham gia vào các trò nguy hiểm sẽ trở thành tệ nạn xã hội, gánh nặng cho gia đình, xã hội…
  • Lời cảnh tỉnh các bạn ngay từ bây giờ hãy cố gắng học tập để sau này không hối hận

Kết bài:

Khẳng định lại con đường ngắn nhất dẫn đến thành công là học tập. Tương lai của chúng ta là do bản thân chịu trách nhiệm, vì thế nên hãy học tập vì bản thân mình trước tiên.

4.2/5 - (107 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →