Đề: giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.
Bài làm:
Mỗi loài hoa thường gắn với một huyền thoại, mỗi huyền thoại đều mang một ý nghĩa riêng. Hoa Tuylip bắt đầu từ câu chuyện cách đây một ngàn năm tại thung lũng Derapran xa xôi về một cô gái có tên Tuy – lip – con gái người chăn cừu. Vẻ đẹp và điệu muốn uyển chuyển của nàng đã viết tên nàng vào số phận cay nghiệt mà tên điền chủ Hamit mang đến. Cô gái bị bắt về dinh cơ, bị nhốt trong một căn buồng kín với công việc dệt thảm tẻ ngắt và mệt mỏi. Qua những tháng ngày tăm tối, tiếng gọi từ cuộc sống bên ngoài vọng vào đã khiến nàng đi đến quyết định hoặc là chết hoặc là trở về với cuộc sống tự do, và cuối cùng nàng đã ra khỏi vòng vây nô lệ gieo mình xuống vó ngựa để nơi những giọt máu đỏ tươi hòa vào tuyết mọc lên một loài hoa đỏ bừng, tuyệt đẹp.
Cô ả Mẫu Đơn được mệnh danh là nàng tiên của các loài hoa với vẻ đẹp kiều diễm, thanh tao của mình. Đôi khi người ta xem một loài hoa là biểu tượng của một xứ sở vì nó mang trên mình trên mình sứ mệnh của cả đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc. Hoa anh đào tượng trưng cho xứ sở Phù Tang, Bunragi là đất nước của hoa hồng. Còn loài hoa dại ngự trị ở đâu mang ý nghĩa gì giữa thế giới sắc màu của các loài hoa, vị trí nào cho một loài hoa không tên không tuổi?
Trên vùng đất khô cằn, cây hoa dại vẫn nở những chùm hoa thật đẹp. Thật khó tin bởi cái nghịch lý vẫn tồn tại trong cuộc sống. Từ trước đến nay, người ta đã nghe nhiều về sự sống sản sinh trên đất lành màu mỡ, hiếm khi chứng kiến một màu xanh tươi của lá và màu rực rỡ của hoa bên trên màu cằn cỗi của vùng đất chết. Ấy thế mà! Loài hoa dại nào đã vô tìn hay cố ý phủ nhận lại cái quy luật tất yếu của sự sống mà tạo hóa đã đặt vào đấy cái khung bất dịch. Cứ tưởng sẽ không đủ nước để vươn cành, không đủ dinh dưỡng để đơm hoa thì làm gì đủ điều kiện chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Nhưng sau bao tháng ngày lấy đất cằn làm điểm tựa, lấy những giọt sương hiếm hoi làm chất sống, loài cây hoang cũng cho ra những nụ hoa rực rỡ. Cái màu rực rỡ ấy mới đáng quý, đáng yêu!
Tôi chợt nhận ra mình lại hiểu thêm một chút về câu nói của nhà văn “sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hìn từ trong những hi sinh gian khổ”. Đúng thật là sự sống có thể ươm mầm trong cái chết và không phải đơn thuần là sự sống bình thường, ấy là sống đẹp. Khi người ra không ngừng đấu tranh cho một cuộc mưu sinh và vươn lên khẳng định sự có mặt ý nghĩa của mình là khi những khó khăn gian khổ tưởng chừng khó vượt qua lại làm sức mạnh nuôi dưỡng ý chí, vươn đến ánh sáng và tìm về lẽ phải. Nói về những vùng đất khi là người bạn hiền lành với cái nghiệp cấy cày của người nông dân, nó là bản sao của hoang sơ, nguyên thủy. Đất phương nam rừng thiêng nước độc không phải đánh đồng về vùng đất chết nhưng để sống được là cả một câu chuyện dài mà người dân U Minh thường hát với nhau rằng “U Minh, Rạch Giá, thị quá, sơn trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp tha”
Qua bao đời đấu tranh với trở ngại của thiên nhiên, bằng tài trí và lòng dũng cảm được tôi luyện từ lòng ham sống, con người đã làm chủ được đất, chinh phục được rừng. Ông cha ta khai hoang lập ấp, mở mang bờ cõi, bắt thiên nhiên phải khuất phục trước sức mạnh của con người.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Hạt cơm dẻo phải đổi lấy bằng mô hôi nước mắt và cả máu nữa khi cuộc chiến với những kẻ ngoại xâm lại diễn ra. Đến thời khắc sống còn của dân tộc, lòng yêu nước lên ngôi, hình ảnh loài cây mang tên Việt Nam được tạc vào thế kỉ
“ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá voi bạc màu”
Chính cái sức sống quật cường của loài tre đã ghi vào huyền thoại một đất nước anh hùng, những con người giàu ý chí, nghị lực để vươn lên.
Gió có thể quật ngã cả rừng cây nhưng không thể ngăn được những mầm non vừa mới đâm chòi. So với vô vàn những khó khăn và thách thức của cuộc sống, ý chí con người đôi khi chỉ là sợ chỉ, nó thật mong manh nhưng “cái sợi chỉ nhỏ bé và óng ánh qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề đứt” bởi để đối mặt với gian lao con người không thể trốn tránh mà phải vượt qua trng niềm tin tưởng ở tương lai.
Trở về với cuộc sống đời thường, trên bề mặt phẳng lặng của bình yên vẫn dung chứa bao điều ẩn trắc mà con người phải lặng đi suy ngẫm. Giữa mảnh đất Hòa Vân đìu hiu, khuất gió, cô giáo mang tên Hà Thu Oanh vẫn ngày ngày vượt hầm Hải Vân chín cây số để đến ngôi trường nghèo trong xóm dạy học. Mười sáu năm, ngày nào cô cũng đi từ lúc mặt trời còn ngủ sau đỉnh đèo rồi về nhà khi mặt trời khuất bóng. Con đường đi toàn là đất đá chông ai nhưng ai biết chỉ nó mới là con đường hạnh phúc mà cô giáo vùng sâu mang đến cho đám học trò nghèo và cô nhận được hạnh phúc từ tình yêu thương, kính trọng của mọi người.
Mười sáu năm hay hai mươi sáu năm so với một đời người hãy còn ngắn ngủi để học cách vượt lên trên hoàn cảnh. Sức sống tiềm tàng là món quà quý nhất mà tạo hóa ban tặng cho ý chí con người. Nó đủ sức níu kéo sự sống về với những mảnh đời bất hạnh, cái mà người ta dùng cho nó cái tên đúng nghĩa “khát vọng sống” vì chỉ có khát vọng mới mang về ánh sáng niềm tin của tương lai khi hiện tại là chuỗi dài của những mất mát, đau buồn.
Bao nhiêu nạn nhân của tội ác chiến tranh đã gánh chịu cảnh sống mù lòa, đau đớn mỗi khi trái gió, trở trời. Giày vò suốt nửa cuộc đời bởi cô đơn, bệnh tật, người phụ nữ vùng quen biển Bình Thuận vẫn không chịu phó thác phận mình theo vận mệnh, chị tìm thấy lối đi trong đêm tối cuộc đời. Chị mưu sinh bằng nghề vá lưới thuê rồi vào trung tâm hỗ trợ việc làm để chị còn thấy mình tuy tàn nhưng không phế.
Trên con đường đi đến thành công không phải được trải bằng hoa thơm, cỏ lạ cũng không phải bằng phẳng dễ dàng mà qua nhiều ghềnh thác, đối mặt với những gian lao, mất mát và sự trả giá. Đôi khi con người ta phải trả với cái giá quá đắt so với những gì nhận được, nhưng chẳng hề gì, chúng ta cứ ngẩng cao đầu mà sống. Đừng để những khó khăn đánh gục ý chí, hãy xoa dịu nỗi đau bằng một tương lai do mìn quyết định vì “ đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại gió, e sông”
Một cái tên cũng không phải là tên, một vẻ đẹ không hẳn vì màu sắc, hoa dại còn đẹp bởi tâm hồn, bởi ý chí gan góc không cúi đầu trong mưa gió. Cái khoảnh khắc nở hoa ấy sẽ trở thành khoảnh khắc vĩnh hằng.
Mỗi chặng đường đi qua, con người lại được học thêm những bài học về cuộc sống. Qua những ngày mưa mới thấy cái ấm áp quý giá của ngày nắng. Con thuyền lưu lạc giữa biển cả mênh mông, vô tận mới thấy yêu vô cùng những lúc được gần bờ. Qua hi sinh, gian khổ, giá trị cái đẹp càng được vững bền.
Viên kim cương sáng lấp lánh thế kia, ai nghĩ rằng nó từ than chì mà ra, nhưng không phải than nào cũng thành kim cương cả, để đến được với niềm hãnh diện nó phải qua cả một quá trình đầy thách thức và chiến thắng. Có hai đứa trẻ có người cha suốt ngày say xỉn. Tuổi thơ chúng chỉ gắn liền với hình ảnh đáng sợ kia và lớn lên mỗi người có một cuộc sống riêng. Một nhà tâm lý đã tìm đến hai người. Một trong họ đã trở thành phiên bản của cha cậu ngày xưa, còn người kia lại là người đi dầu trong việc phòng chống tệ nạn rượu bia. Nhà tâm lý hỏi người đầu:
- Tại sao anh trở thành bợm nhậu?
và hỏi người thứ hai:
- Tại sao anh tham gia bài trừ bia rượu?
Thật bất ngờ khi cả hai người cùng đưa ra câu trả lời “có người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành như thế rồi”. Thật đúng như câu châm ngôn của người xưa “cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối”, đâu phải vùng sỏi đá nào cũng mọc lên những loài hoa đẹp, đẹp hay không đều phụ thuộc vào con người cả. Nếu không có tình yêu cuộc sống mãnh liệt và ý chí kiên định thì hoàn cảnh khó khăn là cái cớ để người ta đổ lỗi cho số phận. Thử cầm hòn than trên tay, bạn sẽ đặt chúng ở môi trường nào để chúng trở thành kim cương?
Cuộc sống hiện tại của chúng ta quá thuận lợi để phát huy bản ngã của mình, nhưng liệu bao nhiêu người đứng vững và sống tốt trên vùng đất bằng phẳng sẳn có. Chúng ta thường lấy khuôn khổ của sự sung sướng, an nhàn làm nền tảng, chỉ mới vấp ngã đầu tiên đã vội lùi bước và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Mới thấy bài kiểm tra điểm 0 đã chán nản không còn cố gắng, kì thi tốt nghiệp chưa đến có hàng khối người vội vàng nghĩ mình không đậu và khăn gói về nhà bỏ lại mười hai năm học.
Tôi thích được như loài hoa sống giữa vùng đất cằn kia nhưng tôi lại nghĩ nhiều về cỏ. Cỏ không riêng của mùa xuân ấm áp, không dành cho mùa hạ nhiều mưa, cũng không phải của mùa thu mát mẻ. Cỏ của mùa đông lạnh giá mọc hoang sơ. Khi có bàn chân giẫm phải, thân cỏ mỏng manh yếu đuối ngã rập xuống nhưng sáng hôm sau chúng lại vươn mình đứng thẳng. Cô gái dễ khóc và yếu đuối tưởng không thể đối mặt được với kết quả bất ngờ đến đau lòng sau một kì thi, sự im lặng của những người thân không giúp được gì cho cô, chỉ có bờ cỏ ven đường nói với cô gái rằng cô cũng là loài cỏ. Không hiểu sao khi nghĩ đến sức sống dẻo dai, mãnh liệt của nó cô đã quên hẳn nỗi buồn.
Dấu chân Âu Cơ lên non, Lạc Long Quân xuống biển, dấu chân Quang Trung thần tốc, dấu chân vượt dãy Trường Sơn và dấu chân bước đến tương lai đều phải qua vất vảm, hiểm nguy có khi đánh đổi cả cuộc đời mìn để được tỏa hương, khoe sắc. Chỉ có gian khó thách thức mới thấy hết ý nghĩa của thành công để hiểu rằng với đôi mắt sáng chúng ta sẽ không thấy đâu là thất bị, chỉ có những thành công bị trì hoãn mà thôi.
Nếu được kể về câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra tôi xin bắt đầu bằng “ngày nay, ở chính nơi này, có một cây hoa dại sắp sửa khoe sắc giữa ánh nắng mặt trời, Hoa tìm cho mìn một cái tên, không phải Hồng đỏ, Cúc vàng càng không phải Phong lan hay Huệ Trắng, ấy là hoa của niềm tin, tình yêu và hi vọng, ý nghĩa của nó là hãy bắt đầu điều tốt đẹp trên sự kết thúc không mong muốn bao giờ!