Tác giả, tác phẩm, phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” Nguyễn Khuyến

Tác giả, tác phẩm, phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” Nguyễn Khuyến

  1. Tác giả, tác phẩm

  • Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là nhà nho yêu nước, có cốt cách thanh cao nhưng bất lực trước thế sự.
  • Được mệnh danh là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam.
  • Bài thơ nằm trong chùm thơ Thu – Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh
  • Đề tài viết về mùa thu, đề tài quen thuộc trong thơ ca Trung đại.
  1. Phân tích tác phẩm

a. Bức tranh mùa thu

  • Bức tranh thu rất điển hình cho mùa thu của làng quê Bắc bộ.

+ Ao thu, gió thu và cả trời thu đều rất độc đáo vì được lựa chọn rất khéo léo qua cách dùng từ của Nguyễn Khuyến.

+ Nhà thơ đã hòa mình vào cuộc sống vùng nông thôn Bắc bộ nên hơn ai hết ông cảm nhận những thay đổi của cảnh sắc rất tinh tế, ông bắt được những khoảnh khắc rất đắc của thiên nhiên.

  • Cảnh vật hiện lên sinh động quan nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác..

+ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt.

+ Chuyển động: lá khẽ đưa vèo, sóng hơi gợn tí, mây lơ lửng

+ Cảnh vật hài hòa: ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn, trời xanh – nước trong, khách vắng teo – chủ thể trầm lặng.

+ sự phối màu có chủ ý: xanh trời, xanh nước, xanh tre, xanh bèo, xanh sóng và chỉ duy màu vàng của lá.

  • Cảnh vật được tả rất tĩnh: không gian yên ắng, ít người, vắng khách, những chuyển động rất nhẹ nhàng không làm cho cảnh vật động mà còn tĩnh hơn cả tiếng cá đớp mồi cũng hư hư thực thực.
  • Toát lên sự tĩnh lặng, yêm ái của làng cảnh vùng nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Đó là nơi nhà thơ ở ẩn, thoát tục, tránh những bon chen của cuộc đời, xa lìa danh vọng.

b.Tình thu

Trong cả bài thơ chỉ thấy bóng dáng con người ở cuối “tựa gối buông cần lâu chẳng được/ cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Chúng ta thấy cảnh vật hiện lên qua đôi mắt của chủ thể đang ngồi câu cá. Thế nhưng dường như người câu cá lại không tha thiết với chiếc cần câu của mình bởi trong lòng nặng nỗi niềm, đó là tình thu.

  • Chỉ có thể là một cõi lòng tĩnh lặng, yên ắng mới cảm nhận được sự tĩnh lặng của cảnh vật và tinh tế phát hiện những cử động rất khẽ của không gian. Có thể nói cảnh vật của Thu điếu là cõi lòng của thi nhân, cõi lòng của thi nhân cũng chính là hơi thở của làng quê vùng chiêm trũng.
  • Không gian yên ắng, tĩnh lặng chứa đựng nỗi niềm tâm sự, đó là nỗi ưu hoài, phiền muộn, cô quạnh chứa đựng trong cái máu xanh ngắt lạnh lẽo của cảnh vật.
  • Dù ở ẩn để lánh xa thói đời, nhưng thực sự người ẩn sĩ Nguyễn Khuyến lại không thể ung dung câu cá, ngắm mây trời. Trong lòng ông còn u hoài những nỗi buồn về thời cuộc, sự nuối tiếc, niềm mong chời và nỗi hoài nghi.
  • Tất cả xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân và nỗi khoắc khoải khôn nguôi của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc.
  1. Nghệ thuật

  • Bút pháp thơ Đường tả cảnh ngụ tình, thi trung hữu họa
  • Sử dụng biện pháp đối lập tài tình.
  1. Ý nghĩa văn bản

Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên làng quê Bắc bộ vào mùa thu đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà thơ và nỗi u hoài trước thế sự.

5/5 - (2 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →